• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

5 thói quen tai hại khiến xe tay ga "đổ bệnh"

29/06/2014, 08:53

Trùm áo mưa lên đèn pha, lắp còi báo động cho xe, bóp phanh tay phải... những thói quen dường như vô hại lại làm hại chiếc xe tay ga của bạn

Trùm áo mưa lên đèn pha, lắp còi báo động cho xe, bóp phanh tay phải... những thói quen dường như vô hại lại làm hại chiếc xe tay ga của bạn.
 


Khi lái xe tay ga, bạn thực hiện những cú "ga thốc" cho xe vọt nhanh rồi sau đó phanh gấp sẽ khiến cụm côn ly hợp và dây cô roa truyền động nhanh bị hỏng hơn. Ngoài ra, khi thực hiện kiểu "ga thốc" và phanh liên tục cũng đồng nghĩa với việc lãng phí một lượng xăng rất lớn. Hãy luôn giữ tốc độ và tay ga được đều nhất có thể, điều này sẽ mang lại độ bền cho bộ ly hợp, dây cua-roa và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Trùm áo mưa lên đèn pha quá lâu


Khi bật đèn pha, xe ga thường sử dụng loại bóng có công suất lớn nên nhiệt tỏa ra cao, trong khi kính pha lại làm bằng mica nên cần thoáng để tỏa nhiệt. Nếu trùm áo mưa lên đèn pha, khi đó nhiệt độ tích tụ tăng lên do không tỏa nhiệt được và làm nóng kính pha. Nếu để quá lâu sẽ gây hỏng chóa pha hoặc thậm chí kính pha bị biến dạng. Với những xe ga cao cấp, người sử dụng không nên chùm áo đi mưa quá lâu lên đèn pha, để tránh xẩy ra trường hợp đáng tiếc.


Không vệ sinh phao xăng


Đối với nhiều chiếc xe tay ga đời mới như Honda Sh, Honda SCR... đều sử dụng kiểu phao xăng được thiết kế kèm theo một lưới lọc hình "chiếc lá" bao bọc lấy ống hút xăng. Cụm phao xăng nằm ngâm ngay trong bình chứa nhiên liệu. Rất nhiều chủ xe đã bỏ qua chi tiết này khi tiến hành bảo dưỡng cũng như khi sử dụng. Điều này khiến cho tấm lưới lọc sau một thời gian sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng mạt sắt và chất bẩn bám chặt vào lọc xăng dẫn tới tắc ống hút xăng, hỏng bơm xăng, hoặc "nhẹ nhàng" hơn là khiến chiếc xe không đạt được công suất và tốc độ tối đa do thiếu xăng. Vì vậy hãy luôn kiểm tra phao xăng vào những kỳ bảo dưỡng toàn bộ để chiếc xe có thể vận hành được tốt hơn.


Vận hành xe ở tốc độ chậm


Với những chiếc xe ga sử dụng két nước, điều này vô tình gây ra tình trạng nhiệt độ xe tăng cao và xe tốn nhiên liệu hơn. Khi vận hành những chiếc xe ga có sử dụng két nước, bạn nên đi ở một tốc độ trung bình khoảng trên 40km/h tùy mức độ an toàn cho phép của đoạn đường vận hành. Việc vận hành chiếc xe nhanh hơn một chút sẽ giúp lượng gió làm mát cho két nước được nhiều hơn và đỡ tốn nhiên liệu hơn.


Ngoài ra, không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ kích hoạt hệ thống làm mát muộn hơn hoặc sớm hơn so với nguyên bản. Bởi động cơ khi quá nguội hoặc quá nóng đều không thể làm việc tốt. Nhiều trường hợp do thợ sửa xe điều chỉnh quạt làm mát khởi động sớm nhằm... tiết kiệm điện đã vô tình làm động cơ trở nên nóng hơn, nước sôi ở nhiệt độ cao và tăng khả năng sinh cặn tại két nước. Hãy luôn vệ sinh két nước và thay mới nước làm mát trong quy trình bảo dưỡng toàn bộ xe.


Lắp còi báo động


Nhiều người lựa chọn lắp còi báo động như giải pháp hữu hiệu để bảo vệ xe trước vấn nạn trộm cắp. Thế nhưng, với chất lượng và nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, trình độ thợ có tay nghề thấp có thể khiến xe của bạn gặp những hiện tượng như: Cháy xe, chập điện, ổ khóa từ phát hiện "nhầm" khiến IC khóa từ khóa toàn bộ hệ thống điện trên xe dẫn tới việc chủ xe phải bỏ ra số tiền lớn để thay mới toàn bộ hệ thống IC và ổ khóa từ mới.


Việc lắp đặt thêm hệ thống báo động đòi hỏi chất lượng cũng như kiến thức và tay nghề của người thợ lắp đặt ở mức cao. Đối với những chiếc xe sử dụng ổ khóa từ như Piaggio LX, Honda Sh300i... Việc lắp đặt thêm hệ thống báo động là hết sức nguy hiểm đối với hệ thống điện trên xe. 

Theo Phunutoday
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.