• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bài 1: Ồ ạt nhập khẩu ô tô - tan giấc mơ xe Việt?

26/02/2017, 11:25

Việc các hãng ồ ạt nhập khẩu ô tô giá rẻ báo hiệu một thách lớn đối với giấc mơ thương hiệu xe Việt.

Các nhà sản xuất xe đang dần chuyển sang nhập khẩu
Các nhà sản xuất xe đang dần chuyển hướng sang nhập khẩu thay vì lắp ráp - Ảnh: Tùng Lê

Giảm 10% thuế đã ào ạt nhập khẩu, về 0% thì sao?

Kể từ tháng 1/2017, thuế nhập khẩu xe trong khu vực ASEAN vào Việt Nam giảm từ 40% xuống còn 30%. Ngay lập tức thị trường đã ghi nhận “sức nóng” nhập khẩu ô tô. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu từ khu vực ASEAN tăng tới 233,8% so với tháng đầu tiên của năm 2016. Đáng chú ý, lượng xe nhập khẩu từ Indonesia tăng kỷ lục hơn 1.800 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo một số chuyên gia kinh tế, động thái này được là bất thường khi thuế nhập khẩu mới chỉ giảm 10%. Thử hình dung, khi bước sang năm 2018, thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN về mốc 0% thì việc nhập khẩu xe từ ASEAN về Việt Nam sẽ như thế nào? Việc các doanh nghiệp ô tô tăng mạnh việc nhập khẩu xe  liệu có là một thách thức sự phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước.

Theo ghi nhận của PV Xe Giao thông, tại một số đại lý ô tô tại Hà Nội, không ít người đến mua xe đều đang rất quan tâm đến các dòng xe nhập khẩu, đặc biệt là xe nhâp giá rẻ từ các nước ASEAN và Ấn Độ.

Thực tế, những động thái của các hãng xe có mặt tại Việt Nam cũng cho thấy một xu hướng “tăng nhập, giảm sản xuất” khi thời điểm thuế nhập khẩu xe từ ASEAN trở về 0%. Mới đây nhất, Honda đã chọn nhập khẩu nguyên chiếc mẫu Civic mới từ Thái Lan, chấm dứt một quãng thời gian dài lắp ráp mẫu sedan này tại nhà máy trong nước. Hãng Ford cũng đã ngừng lắp ráp mẫu xe Everest, chuyển sang nhập khẩu hoàn toàn thế hệ mới của mẫu xe này từ Thái Lan. Đáng chú ý nhất là Toyota, với việc chỉ giữ lại việc lắp ráp xe Vios. Mẫu xe ăn khách khác như Fortuner cũng chính thức được Toyota nhập khẩu nguyên chiếc từ nhà máy ở Indonesia.

Khó níu chân nhà sản xuất, lắp ráp?

Theo Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), ngành công nghiệp ô tô được Chính phủ xác định là ngành công nghiệp rất quan trọng, có tác động lan tỏa đến rất nhiều ngành công nghiệp khác như: Cơ khí, điện tử, luyện kim hay hóa chất, đặc biệt là tạo điều kiện để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia vào các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên, theo lộ trình của Hiệp định thương mại AFTA, từ năm 2018, thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0%, Việt Nam có đủ sức giữ chân, lôi kéo các hãng xe duy trì hoặc mở các nhà máy sản xuất, lắp ráp? Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh thẳng thắn nhận định: “Cơ hội là có nhưng xác suất không cao”.

Các nhà sản xuất xe đang dần chuyển sang nhập khẩu
Honda Civic là một trong những mẫu xe được Honda nhập khẩu từ Thái Lan, về bán tại Việt Nam thay vì lắp ráp - Ảnh minh họa

“Tại Thái Lan, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã đầu tư khoảng 10.000 DN sản xuất phụ tùng phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Chất lượng sản phẩm tạo ra đứng thứ hai châu Á. Khi đặt nhà máy sản xuất, họ không đặt ra mục tiêu sản xuất một chiếc ô tô mang thương hiệu Thái Lan mà chỉ có mục tiêu tạo ra một sản phẩm tốt. Trong khi Việt Nam cứ tiếp tục vào việc sản xuất những dòng xe nội địa hóa, các hãng xe của Nhật Bản đã đặt chân vững chắc với các nhà máy sản xuất tại Nhật Bản, Thái Lan”, TS. Doanh cho biết.

Theo nhận định của Tổng giám đốc một DN sản xuất, lắp rắp ô tô tại Việt Nam, đến nay, hầu hết các hãng sản xuất lớn như: Toyota, Honda, Ford... đã đặt các nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á nhưng cũng chưa khai thác hết công suất. Như các nhà máy của Toyota, Honda tại Thái Lan có công suất khoảng 5 triệu xe/năm nhưng mỗi năm cũng mới đưa ra thị trường hơn 3,8 triệu xe.

"Với năng lực sản xuất còn dư, không có lý gì các hãng sản xuất này đầu tư thêm hoặc mở rộng quy mô các nhà máy khác trong khu vực. Với việc thuế nhập khẩu ô tô giảm về 0% từ 2018, chắc chắn các hãng xe này sẽ cơ cấu lại quy mô sản xuất, lắp ráp tại các quốc gia khác trong khu vực để tập trung về các trung tâm sản xuất tại Thái Lan, Indonesia", vị Tổng giám đốc này cho biết.

Trả lời PV Xe Giao thông, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, khi giảm thuế nhập khẩu nghĩa là nguồn thu ngân sách bị hạn chế, do đó cần phải tìm một hình thức khác để bù vào. Nhà nước cần phải xem xét lại vấn đề thuế và phí, cơ sở hạ tầng cũng như có chính sách khuyến khích cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Bài 2: Bất thường ồ ạt nhập khẩu ô tô

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.