• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Bảo hiểm giải nỗi oan "không rượu bia cũng có cồn"

07/01/2024, 09:00

Ngưỡng nồng độ cồn "theo hướng dẫn của Bộ Y tế" dần được ngành bảo hiểm xe cơ giới thừa nhận và cập nhật vào bộ quy tắc bảo hiểm.

Bảo hiểm giải nỗi oan

Nhiều hãng bảo hiểm yêu cầu lái xe đi xét nghiệm máu (kiểm tra nồng độ cồn, chất cấm) sau khi xảy ra TNGT có liên quan tổn thất bảo hiểm. Ảnh: Lam Anh

Câu chuyện được đề cập ở đây là lời giải cho hàng loạt tranh chấp, kiện tụng giữa khách hàng và hãng bảo hiểm về tình huống “người lái xe không uống rượu bia nhưng có cồn tự sinh trong cơ thể dẫn đến bị từ chối bồi thường bảo hiểm”.

Những người lái xe “tình ngay lý gian” về câu chuyện nồng độ cồn tự nhiên đã nhiều lần phản ánh đến Báo Giao thông rằng bản thân không uống rượu bia, không bị CSGT xử phạt nhưng khi xét nghiệm máu theo yêu cầu của bảo hiểm, cơ thể vẫn có một nồng độ cồn nhất định, dẫn đến bị từ chối bồi thường bảo hiểm. Lý do là hầu hết các hãng bảo hiểm vận dụng các quy định tại Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Luật GTĐB và các nghị định, thông tư có liên quan cấm người có nồng độ cồn lái xe.

Họ khởi kiện bảo hiểm ra tòa, kiên trì theo kiện hàng năm trời chỉ vì nỗi oan “có cồn” trong cơ thể.

Những ai tìm hiểu kỹ câu chuyện này đều cho rằng, cần rạch ròi phân biệt người có nồng độ cồn do uống rượu bia và người có một lượng cồn tự nhiên, do cơ địa.

Nếu đánh đồng hai nhóm người này thì một số người (dù có thể ít) sẽ vĩnh viễn không được lái xe, kể cả xe máy.

Uống rượu bia lái xe rõ ràng là vi phạm pháp luật (theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019 của Chính phủ); vậy phải có một cơ sở khoa học xác đáng để người “có cồn” do cơ địa được hưởng quyền lợi bảo hiểm cũng như các quyền công dân bình thường khác.

Tại Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng Ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu. Tại điểm IV "nhận định kết quả" có ghi: Trị số bình thường: < 10,9 mmol/l (tương đương 50 mg/100 ml).

Ethanol từ 10,9 - 21,7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén; Ethanol từ 21,7 mmol/l: Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; từ 86,8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng.

Kiên trì phản ánh sự việc suốt từ năm 2020 đến nay, Báo Giao thông đã nhận thấy các hãng bảo hiểm đã dần nhận ra và buộc phải thừa nhận, một số người lái xe “có cồn” tự nhiên là có thật, khi những lái xe này được xét nghiệm máu sau vụ TNGT có tổn thất được bảo hiểm.

Thậm chí, nhiều vụ kiện dân sự về tranh chấp bảo hiểm, tòa án các cấp đã dùng Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế làm căn cứ để xác định ngưỡng "có cồn" của người lái xe là ngưỡng bình thường, được cơ quan tư pháp thừa nhận.

Những báo cáo giám định bảo hiểm và thực tiễn được phản ánh bởi Báo Giao thông thời gian qua đã có hiệu ứng nhất định, khi lần đầu tiên Nghị định 67/2023 (về bảo hiểm bắt buộc) đề cập nội hàm “nồng độ cồn theo hướng dẫn của Bộ Y tế” khi loại trừ bảo hiểm.

Cụ thể, Chính phủ quy định (điểm đ, mục 2, điều 7 nghị định 67/2023): “Loại trừ bảo hiểm do thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật”.

Từ sau Nghị định 67, nội hàm “theo hướng dẫn của Bộ Y tế về nồng độ cồn” đã được các hãng bảo hiểm lớn nhất trên thị trường thừa nhận, cụ thể hóa thành những đại lượng rõ ràng theo đúng Quyết định 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.