• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Bảo hiểm ô tô giá rẻ: Tiền nào của đấy

01/04/2017, 08:15

Không ít khách hàng thấy bảo hiểm rẻ hơn là mua mà không lường trước những cạm bẫy khi đòi bồi thường.

images309517_2010.2.12,A1,xe92K-6659

Nhiều khách hàng ham mua bảo hiểm rẻ đến khi xe gặp vấn đề, cần bảo hiểm, mọi chuyện mới ngã ngũ

Thông thường, để được bảo hiểm chi trả toàn bộ tiền bồi thường khi xe xảy ra tai nạn, khách hàng phải gọi điện trực tiếp lên tổng đài của hãng bảo hiểm mà mình mua để thông báo và nhận được hướng dẫn quy trình từ công ty bảo hiểm. Sau khi làm đúng như hướng dẫn, khách hàng sẽ được phía bảo hiểm tri trả toàn bộ phí tổn thất để sửa chữa xe. Nếu chậm trễ trong việc thông báo tình hình hay thiếu giấy tờ cần thiết, tùy theo mức độ mà khách hàng sẽ phải chịu mức chế tài của công ty bảo hiểm (thông thường cao nhất là 30% chi phí sửa chữa). Trên thực tế, không phải khách hàng nào làm theo những điều trên đều thuận lợi trong việc thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm xe.

Theo ông Vũ Thế Tuyền, Phòng Nghiệp vụ bồi thường (Công ty bảo hiểm BSH Đông Đô), khi cân nhắc chọn mua bảo hiểm vật chất xe, thay vì quá quan tâm tìm hiểu mức phí bảo hiểm, khách hàng nên tìm hiểu kỹ hơn về các điều khoản cũng như phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng. Nhiều khách hàng khi được mời chào mua bảo hiểm ô tô sẽ có tâm lý cứ thấy rẻ là mua vì nghĩ rằng loại hình bảo hiểm nào cũng giống nhau nên đã phải chịu sự phiền phức khi mang xe bị tai nạn đi đòi tiền bảo hiểm.

bao-hiẻm1

Nên xem xét thật kỹ điều khoản hợp đồng bảo hiểm và hỏi kỹ tư vấn viên bán bảo hiểm trước khi mua

Một số công ty bảo hiểm hiện nay chạy theo doanh thu nên khi làm bản chào phí đã cắt bỏ một số điều khoản bổ sung như: lựa chọn cơ sở sửa chữa, thủy kích (ngập nước),… hay tăng mức miễn thường có khấu trừ lên 2 – 3 triệu để đưa ra mức giá khá hấp dẫn nhằm cạnh tranh với các hãng bảo hiểm khác. Thêm vào đó, nhân viên tư vấn bán hàng thường không tư vấn kỹ cho khách trước khi đặt bút ký hợp đồng tham gia bảo hiểm. Đến khi xe gặp vấn đề, khách hàng đồi bồi thường, phía công ty bảo hiểm mới thông báo những điều khoản bất lợi cho khách mà trước đó họ chưa quan tâm. Khi đó thì mọi chuyện đã rồi và khách hàng buộc phải chấp nhận thua thiệt.

Đối với những công ty bán bảo hiểm bán đúng giá, đúng tỷ lệ phí quy định và tư vấn rõ ràng về quyền lợi, phạm vi bảo hiểm cũng như trách nhiệm của khách hàng sẽ ít cạnh tranh được về mức giá so với các công ty kể trên. Tuy nhiên, lợi ích mà khách hàng nhận lại được sẽ là sự nhanh chóng trong khâu giải quyết bồi thường và không phải chịu thêm bất kỳ khoản phí ngoài bảo hiểm nào cũng như không phải chịu sự phiền toái khi thanh toán tiền bồi thường.

bao-hiem

Nhiều khi ham bảo hiểm giá rẻ, xe gặp sự cố hoặc tai nạn, khách hàng sẽ gặp phiền toái trong khâu bồi thường

"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm chính là dịch vụ gia tăng khi bán hàng và sau bán hàng cùng với việc thực hiện các cam kết bồi thường kịp thời, chính xác, đầy đủ nhất. Tuy nhiên, điều này không phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng làm được. Bên cạnh đó, còn có tình trạng cạnh tranh lẫn nhau, hạ phí bảo hiểm xuống mức thấp theo kiểu “cá bé nuốt cá lớn”, vừa làm giảm doanh thu, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo hiểm", ông Phùng Đắc Lộc, nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.

“Ví dụ cùng một chiếc ô tô trị giá 1 tỷ đồng, công ty A báo phí là 17 triều đồng, bao gồm tất cả các điều khoản bổ sung và mức miễn thường không khấu trừ 500.000 đồng/vụ. Nhân viên bán hàng tư vấn rõ ràng quyền lợi, phạm vi bảo hiểm cho khách hàng. Nhưng có công ty B chỉ bán 14,5 triệu đồng, cũng đầy đủ điều khoản như công ty A nhưng tư vấn bán hàng để mức miễn thường có khấu trừ 2-3 triệu đồng và không nói rõ cho khách hàng biết điều này.

Vì vậy, khi xe gặp tai nạn, nếu khách hàng mua bảo hiểm của công ty A chỉ cần thực hiện đúng quy trình để được xét duyệt bảo hiểm mà không mất thêm một khoản phí ngoài bảo hiểm nào. Nhưng nếu khách mua của công ty B sẽ phải bỏ ra một khoản 2 – 3 triệu đồng (tùy vào người tư vấn bán hàng viết vào Giấy chứng nhận bảo hiểm) để xe được bảo hiểm.

Nhìn qua có thể thấy số tiền bỏ ra ban đầu là khác nhau nhưng giá trị thanh toán cuối cùng cũng như nhau mà nếu mua bảo hiểm giá rẻ thường không nhận được sự thoải mái khi thanh toán tiền bảo hiểm. Nếu xe gặp tai nạn 2 – 3 lần trong năm, số tiền phải chi trả cho bảo hiểm giá rẻ thậm chí còn cao hơn”, ông Tuyền chia sẻ.  

 

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.