• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

“Bắt bệnh” xe hơi khó nổ máy khi trời lạnh

30/01/2016, 04:53

Ô tô, xe máy sau một thời gian sử dụng rất dễ trở thành "bệnh nhân" của thời tiết lạnh vào mỗi buổi sáng.

no-may-xe
Nguyên nhân xe dùng động cơ đốt trong khó nổ máy vào mùa đông thường xuất phát từ chế hòa khí và tiêu chuẩn của nhiên liệu? - Ảnh minh họa

Trời giá rét, độ ẩm tăng cao không chỉ khiến xe máy mà còn cả ô tô, đặt biệt là những dòng xe chạy bằng nhiên liệu dầu (diesel) rất khó khởi động chỉ ít thời gian sau khi ngừng vận hành. Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự khó chịu và bực dọc cho bất kỳ ai rơi phải tình huống này và giải pháp xử lý thế nào?    

"Bệnh nhân" của thời tiết lạnh

Mặc dù ô tô, xe máy là những loại hình phương tiện rất phổ biến hiện nay, nhưng số người sử dụng xe hiểu và có thể can thiệp vào động cơ xe lại khá hạn chế. Trong khi đó, thời tiết ở Việt Nam lại khá thất thường, lúc thì quá nóng còn khi thì khá lạnh. Vào những lạnh dưới 10 độ C, việc khởi động xe nhất là những dòng xe máy dầu luôn cần rất nhiều thời gian.

Ô tô, xe máy bất kể là xe ga hay xe số, xe tự động hay số sàn, sau một thời gian sử dụng rất dễ trở thành "bệnh nhân" của thời tiết lạnh vào mỗi buổi sáng sớm.

Về mặt nguyên lý, vào mùa đông, khả năng bay hơi của nhiên liệu giảm làm cho hỗn hợp hòa trộn nhiên liệu và không khí thường không đủ độ đậm đặc, dẫn đến tỷ lệ căn chỉnh tại bộ chế hòa khí ảnh hưởng trực tiếp đến việc khởi động xe khi thời tiết lạnh.

Có trường hợp, khi trời lạnh hoặc độ ẩm cao, lượng không khí trong động cơ xe bị ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ trong chế hòa khí và ống dẫn nhiên liệu. Vì vậy, lượng không khí cần thiết để đáp ứng cho quá trình khởi động xe bị thiếu hụt gây nên tình trạng khó nổ.

Bên cạnh đó, lượng nước bị ngưng tụ cũng có thế làm tắc một số bộ phận dẫn nhiên liệu hoặc ảnh hưởng đến bộ phận đánh lửa và nhanh tạo ra muội than tại bu-gi. Một số loại xe máy hiện nay được trang bị khóa xăng an toàn dạng chân không nên khi tắt máy xăng sẽ không xuống chế hòa khí. Do vậy, loại xe này cũng thường khó khởi động hơn vào mùa đông.

Đối với những dòng xe trang bị động cơ dầu còn gặp hiện tượng dầu bị đông đặc khi nhiệt độ không khí xuống thấp. Theo ông Bùi Duy Lợi, một chuyên gia trong ngành xăng dầu Việt Nam, khi nhiệt độ không khi xuống dưới 5 độ C, thì dầu trong bình chứa bắt đầu có dấu hiệu kết tủa trên bề mặt, điều này sẽ khiến cho lọc dầu của xe bị bịt kín, gây cản trở cho việc truyền nhiên liệu vào buồng đốt.

Như vậy, nguyên nhân xe dùng động cơ đốt trong khó nổ máy vào mùa đông thường xuất phát từ chế hòa khí và tiêu chuẩn của nhiên liệu.

Cách khắc phục

Ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia động cơ ô tô của một cơ sở sửa chữa xe hạng sang ở Hà Nội cho rằng, việc bảo dưỡng xe đều đặn, nhất là trong giai đoạn thời tiết lạnh và tập trung vệ sinh sạch sẽ bu-gi, lọc dầu, lọc gió và căn chỉnh bộ chế hòa khí luôn là cách hợp lý có thể hạn chế được khó khăn khi khởi động xe vào mỗi buổi sáng.

Đối với xe máy tay ga và xe hơi số tự động, nên bật khóa điện và vặn tay ga hoặc nhấn lút chân ga một vài lần trước khi đề nổ. Thao tác này giúp làm tăng độ đậm đặc của hỗn hợp khí bởi nhiên liệu sẽ được hút cưỡng bức. Nhiều trường hợp, động tác này sẽ được thực hiện một vài lần mới có đạt được thành công. Trong trường hợp khởi động bằng nút đề mà máy không nổ thì nên chờ khoảng 10 giây rồi mới khởi động lại. Việc này sẽ giữ cho tuổi thọ ắc-quy được lâu dài hơn. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể áp dụng được với xe chạy động cơ xăng.

Một số xe chạy bằng động cơ dầu cao cấp thường có chế độ sấy nhiên liệu trước khi cung cấp vào buồng đốt, nên người dùng không phải quá lo lắng khi nhiệt độ xuống đến 0 độ C, tuy nhiên nhiệt độ âm có thể vẫn khiến cho nhiều xe có tính năng sấy nhiên liệu gặp khó khăn khi khởi động.

Khi xe máy dầu khó khởi động, nên bật chìa khóa về vị trí mở (ON), đợi đèn báo sấy tắt thì chuyển khóa điện về vị trí tắt (OFF). Có thể phải thực hiện động tác tương tự một vài lần bởi nhiệt độ quá thấp khiến cho nhiệt sấy dầu chưa thể làm “mềm” nhiên liệu ở lần sấy đầu tiên.

Đối với những xe không trang bị tính năng sấy nhiên liệu, có thể sử dụng phương pháp phủ thùng dầu bằng vải cotton dầy rồi dội nước nóng để hâm nóng nhiên liệu bên trong. Tuy nhiên, cách làm này thường không mấy khả thi bởi lượng nước nóng cần để làm nóng dầu bình phải rất lớn và không dễ có được khi nhiệt độ thời tiết ở mức quá thấp.

Sử dụng các loại dầu nhờn bôi trơn có độ nhớt thấp hoặc bổ sung thêm thêm chất chống đông cho nước làm mát hay dùng nhiên liệu diesel dành riêng cho mùa đông,... cũng là một trong những phương pháp giúp xe dễ nổ hơn. Nhưng những biện pháp này đòi hỏi người dùng cần phải có kiến thức về vấn đề nhiêu liệu.

Box: Cách tốt nhất, không nên dừng đỗ xe quá lâu ở những khu vực có nhiệt độ thấp. Nếu bắt buộc phải dừng đỗ lâu, nên để xe nổ máy hoặc khởi động động cơ cứ sau mỗi 30 phút (tùy điều kiện nhiệt độ thời tiết) tắt máy.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.