• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bộ Công Thương làm gì cho sản xuất ô tô?

10/05/2015, 18:05

Bộ Công thương đề xuất các chính sách hỗ trợ bao gồm tín dụng, thuế và kích cầu thị trường.

nhà-máy-lắp-ráp-hyundai-thành-công-việt-nam_1
Sản xuất, lắp ráp ô tô tại nhà máy của Huyndai Thành Công

Bất chấp sự chờ đợi, sốt ruột của DN, sau gần 10 tháng Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch và Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô đến 2025, các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước vẫn đang trong giai đoạn thảo luận, lấy ý kiến. Tháng 4 vừa qua, một dự thảo mới nhất được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình Chính phủ với nhiều đề xuất hỗ trợ cụ thể.

Ba dòng xe ưu tiên

Theo dự thảo của Bộ Công Thương, sẽ có 3 dòng xe được Chính phủ ưu tiên hỗ trợ gồm xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên (xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy liên tỉnh, nội đô); xe đến 9 chỗ (xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng và giá cả phù hợp với người tiêu dùng) và xe chuyên dùng (xe chở bê tông, xi téc và đặc chủng phục vụ an ninh quốc phòng, xe nông dụng nhỏ đa chức năng).

Ngoài ra, công nghiệp hỗ trợ, trong đó tập trung vào các sản phẩm quan trọng (khung, sườn, động cơ, hộp số, bộ truyền động) cũng là đối tượng sẽ được hỗ trợ.

Các chính sách hỗ trợ bao gồm tín dụng, thuế, kích cầu thị trường. Cụ thể, Bộ Công Thương đề xuất, dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với lãi suất theo từng thời kỳ, khuyến khích doanh nghiệp trong nước tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất, xuất khẩu linh kiện, phụ tùng và xe nguyên chiếc bằng các giải pháp như áp dụng ổn định chính sách tín dụng xuất khẩu theo quy định hiện hành của Nhà nước, được hưởng các chế độ ưu đãi của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, được hưởng ưu đãi của Chương trình cơ khí trọng điểm.

Về chính sách kích cầu, hỗ trợ phát triển thị trường, các dự án đầu tư sản xuất 3 dòng ưu tiên sẽ được hỗ trợ chi phí quảng cáo, xúc tiến thương mại theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Tổ chức, cá nhân mua xe tải nhẹ sức chở đến 3 tấn, xe nông dụng nhỏ đa chức năng được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg.

Giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt từ 2019?

Điểm được nhiều doanh nghiệp chú ý và đang là vấn đề được các bộ ngành bàn thảo nhiều nhất đó là đề xuất liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo đề xuất của Bộ Công Thương, từ nay đến năm 2018, giữ nguyên mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB 70/2014/QH13. Để phát triển ngành công nghiệp ô tô theo định hướng của Chiến lược và Quy hoạch đã được phê duyệt.

Từ năm 2019 đến năm 2030 thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giảm dần đối với các dòng xe ưu tiên phát triển và tăng đối với dòng xe dung tích trên 3.0 lít.

Cụ thể, xe ô tô chở người 9 chỗ trở xuống có dung tích xi-lanh dưới 2.0 lít, Bộ Công Thương đề nghị giảm mạnh thuế TTĐB từ 45% xuống 30%. Đây là dòng xe ưu tiên trong Quy hoạch và Chiến lược ngành ô tô Việt Nam, cũng là chủng loại thế mạnh của các doanh nghiệp ô tô trong nước.

Dòng xe có dung tích xi-lanh trên 2.0 lít đến 3.0 lít giữ nguyên mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 50%. Với dòng xe có dung tích xi-lanh trên 3.0 lít, nếu trước đó, Bộ Công Thương đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mạnh (từ 60% lên 120%, thậm chí cao nhất là 195%) thì ở dự thảo lần này, mức thuế chỉ tăng từ 60% lên 70%.

Cùng với đó, một số dòng xe khác cũng được đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt như giảm từ 30% xuống 15% với xe ô tô chở người từ 10 chỗ đến dưới 16 chỗ, giảm từ 15% xuống 5% với xe ô tô chở người từ 16 chỗ đến dưới 24 chỗ và xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng…

Được biết, trước đó Bộ Tài chính cũng đã có góp ý với đề xuất của Bộ Công Thương về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Bộ Tài chính cho rằng, nhiều đề xuất về thuế, phí, lệ phí cần phải cân nhắc khi đưa ra trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ, không cần thiết phải sửa đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo như đề xuất của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp.

Bởi lẽ, thuế nhập khẩu xe ô tô đã giảm theo lộ trình gia nhập WTO và theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) làm ngân sách nhà nước giảm thu khá nhiều trong khi mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp ô tô trong nước vẫn không đạt được vì phải giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả ô tô nhập khẩu.

Đồng thời, ngày 7-5, Bộ Tài chính đã có cuộc họp để bàn về các ý kiến, đề xuất nói trên của Bộ Công Thương. Hy vọng rằng, sau nhiều cuộc họp bàn, các bộ, ngành sẽ sự đồng thuận để sớm ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.