• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Cách tự phục hồi ắc quy xe máy bị hỏng

27/01/2019, 19:30

Bình ắc quy trên xe máy có tác dụng giữ điện xe máy được ổn định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phục hồi chiếc bình ắc quy xe khi bị hỏng.

Ắc-quy là một thiết bị điện cần thiết trên một chiếc xe. Nó có khả năng tích trữ năng lượng điện dưới dạng hóa năng và phóng điện để cung cấp cho các thiết bị điện sử dụng điện trên xe (còi, xi-nhan, đèn phanh, CDI-DC,…) dưới dạng điện năng. Nguyên lý hoạt động của ắc-quy là ứng dụng hiệu ứng hóa học của dòng điện. Trong quá trình xe hoạt động, ắc-quy sẽ tích và phóng điện liên tục. Hiện nay, đối với xe máy thường sử dụng phổ biến hai loại ắc-quy: ắc-quy nước (ắc-quy với bản cực chì và dùng dung dịch axit sunfuric loãng) và ắc-quy khô (ắc-quy kín khí), mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

Ắc-quy nước có tuổi thọ khoảng 2-3 năm, ắc-quy khô có tuổi thọ từ 3-4 năm hoặc lâu hơn tùy vào điều kiện sử dụng. Và khi nó ngừng hoạt động, thường không có bất kỳ dấu hiệu gì xảy ra trước - xe của bạn sẽ không thể nổ máy được. Do đó cần hiểu rõ tính năng và cách bảo dưỡng để ắc-quy luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, cũng như có thể sử dụng ắc-quy được lâu dài.

Các triệu chứng liên quan đến hư hỏng ắc-quy

Đương nhiên, dấu hiệu đơn giản nhất để phát hiện một chiếc ắc-quy đã “chết” là bạn không thể đề nổ máy xe được nữa. Đối với xe số khi thực hiện nhấn nút đề (khởi động xe) mà đèn báo N (báo số 0) bị tối hoặc tắt hẳn, khi nhấn nút còi mà kêu rất nhỏ hoặc phanh và xi-nhan đèn sáng yếu thì yếu tố đầu tiên nghĩ đến là hư hỏng ở ắc-quy. Đối với xe tay ga khi ấn nút khởi động thì đèn báo lỗi động cơ sẽ nhấp nháy liên tục là một trong những dấu hiệu thể hiện ắc-quy bị yếu. Trường hợp thứ hai là hiện tượng vẫn sử dụng còi và đèn phanh, đèn xi-nhan được nhưng khi đề lại không nổ máy, là do ắc-quy bị rụng cực chì dẫn tới hiện tượng thông mạch. Tuy nhiên, do ắc-quy nối liền với một hệ thống điện trên xe nên việc hư hỏng ắc-quy có thể chứng tỏ những bộ phận khác cũng đang có vấn đề.

Cách tốt nhất để kiểm tra ắc-quy là sử dụng các máy tại xưởng sửa chữa, tuy nhiên, người dùng xe máy vẫn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu để nhận biết ắc-quy sắp hỏng. Đầu tiên là nếu ắc-quy của bạn đã được 2-3 năm thì hãy chuẩn bị tinh thần thay thế bất cứ lúc nào. Thứ hai là khi nhìn vào bình nếu bị phồng rộp hoặc có các vết rỉ bẩn ra ngoài chứng tỏ ắc-quy đang có vấn đề. Thứ ba là bạn hãy thử ngửi xem bình ắc-quy có mùi cháy khét hay không, nếu có hãy thay thế sớm nhất có thể.

Những nguyên nhân gây hư hỏng ắc-quy

Là một bộ phận tích trữ để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị trên xe, vì thế ắc-quy nằm trong một hệ thống điện khá phức tạp. Có nhiều hư hỏng từ các bộ phận khác dẫn tới độ bền của ắc-quy. Ổn áp sạc không đúng chuẩn hoặc không còn tác dụng điều tiết dòng điện vào ắc-quy có thể gây nên quá tải và làm phồng rộp dẫn tới ắc-quy mất tác dụng tích điện. Cuộn điện bị hư hỏng hay chập cháy hoặc rơ-le đề (nghe tiếng tách tách liên tục khi ấn đề) hỏng cũng là nguyên nhân dẫn giảm tuổi thọ của ắc-quy. Mô-tơ của bộ khởi động bị mòn chổi than, do ngắn mạch hoặc hở mạch bên trong lõi hoặc cuộn dây làm tăng lực cản dẫn tới việc ắc-quy quá tải gây hư hỏng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì việc hư hỏng hoặc giảm tuổi thọ của ắc-quy còn đến từ các hỏng hóc của hệ thống dây dẫn và các nguồn tiêu thụ như bóng đèn, còi,... Một số trường hợp các dây dẫn bị chuột cắn dẫn tới bị đoản mạch hoặc việc chế thêm đèn xe-non, còi công suất lớn (mà không có thêm hệ thống cân bằng công suất) cũng gây nên hiện tượng quá tải cho ắc-quy. Hay như việc để xe quá lâu trong ga-ra mà không sử dụng cũng làm ắc-quy hết điện. Ở các xe sử dụng ắc-quy nước còn có hiện tượng rò rỉ a-xít gây hiện tượng ăn mòn điện cực hoặc đường thông hơi bị bít kín cũng có thể gây hại cho ắc-quy.

Khắc phục sửa chữa

Ắc-quy đã bị phồng rộp thì tốt nhất là nên thay cái mới

Việc đầu tiên là bạn phải xác định chính xác nguyên nhân gây hỏng hóc ắc-quy là do đâu rồi mới có phương án khắc phục. Có một cách đơn giản để kiểm tra ắc-quy còn tốt hay không là sử dụng một chiếc ắc-quy khác lắp vào thay thế, nếu xe hoạt động bình thường thì do ắc-quy cũ đã hỏng.

Nếu lắp ắc-quy mới vào mà vẫn không khởi động được thì cần kiểm tra lại công tắc đề, máy đề, hệ thống dây điện xem có bị hỏng hóc hay bị đứt. Một số trường hợp ắc-quy vẫn còn tốt, hệ thống dây dẫn và các thiết bị hoạt động bình thường nhưng còi yếu, đề nổ không được là do bị mô-ve (tiếp xúc kém) ở hai đầu cực của ắc-quy. Lúc này cần tiến hành tháo ắc-quy ra khỏi hộp chứa, tiến hành vệ sinh sạch hai đầu cực và cần thiết thì sạc lại để đảm bảo đủ dòng điện.

Chú ý và bảo dưỡng

Việc thay thế một chiếc ắc-quy mới khá đơn giản, bạn có thể thực hiện tại nhà. Cần chú ý mua đúng ắc-quy chính hãng có chất lượng tốt, các thông số về nguồn điện, dòng điện phù hợp với xe. Đối với ắc-quy nước bạn cần chú ý lúc đổ dung dịch a-xít vào bình tránh làm vương lên da hoặc mắt (đeo găng tay và kính bảo hộ), ắc-quy khô cần chú ý ngày tháng sản xuất, chọn những chiếc có vừa mới sản xuất là tốt nhất.

Không lắp thêm các thiết bị điện khác trên xe như đèn xê-non, còi công suất lớn, đèn chớp, hệ thống chống trộm chất lượng kém,...có thể dẫn tới việc ắc-quy bị quá tải gây giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng. Không ấn còi hoặc đề khởi động quá lâu (quá 3 giây). Đối với ắc-quy nước cần kiểm tra định kỳ khoảng 1.000km/lần, nếu thấy nước trong bình thấp hơn mức cho phép cần châm thêm nước cất hoặc dung dịch a-xít cùng loại. Chú ý làm sạch vỏ bình tránh lọt các chất bẩn vào bên trong bình, vệ sinh các điện cực, có thể bôi một ít mỡ lên cọc bình để bảo vệ. Khi không sử dụng xe trong một thời gian dài cần bảo quản ắc-quy bằng cách để xe nơi khô ráo thoáng mát, trước khi cất giữ cần sạc điện no và cần nạp bổ sung mỗi tháng một lần cho ắc-quy.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.