• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Chiến tranh thương mại - “ác mộng” với các hãng xe hơi Trung Quốc

29/08/2018, 10:38

Chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là cơn ác mộng với các hãng xe hơi Trung Quốc.

26

GAC công bố mẫu xe điện Enverge tại Triển lãm ô tô quốc tế tại Detroit, Mỹ

Giảm sức mua

Các hãng sản xuất ô tô Trung Quốc như Geely Automobile, hãng sản xuất ô tô lớn thứ 3 của nước này dù đã được bảo vệ khỏi căng thẳng thương mại đang tiếp diễn giữa Bắc Kinh và Washington nhưng vẫn bị ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác nếu tranh chấp kéo dài.

Theo nhận định của Phó chủ tịch, Giám đốc Tài chính Geely Daniel Li, công ty này không phụ thuộc vào phụ tùng nhập khẩu để sản xuất ô tô, không bán nhiều sản phẩm ra ngoài Trung Quốc nên hãng tránh được ảnh hưởng trực tiếp từ tranh chấp thương mại.

“Geely chưa xuất khẩu ô tô sang các nước khác... Chúng tôi cũng chưa bán ô tô sang Mỹ nhưng chúng tôi không thích chiến tranh thương mại”, ông Li nói. Giải thích rõ hơn, vị giám đốc này cho biết, tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo ra nhiều bất ổn và ảnh hưởng tới khả năng sẵn sàng chi tiêu của khách hàng, đồng nghĩa sức mua sẽ giảm.

Chặng đường “Mỹ tiến” thêm gian nan

Mặt khác, chiến tranh thương mại còn mang đến nỗi lo đối với một số công ty đang nhăm nhe tiến vào thị trường Mỹ như Tập đoàn Ô tô Quảng Châu (GAC).

Tập đoàn này dự định “Mỹ tiến”, bán ô tô sang Mỹ vào quý IV/2019. GAC Group cùng chi nhánh ô tô GAC Motor đã giới thiệu nhãn hiệu ô tô Trumpchi tại triển lãm ô tô Detroit từ năm ngoái. Hãng đang cân nhắc đổi tên nhãn hiệu cho phù hợp với thị trường Mỹ vì vô tình gần giống tên của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Không riêng GAC, nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc khác như Geely cũng đang ấp ủ “giấc mơ Mỹ”. Chính xác thời gian và cách thức để các hãng ô tô Trung Quốc tiến vào thị trường Mỹ vẫn là ẩn số nhưng GAC cho biết, họ đang đàm phán với đối tác Fiat Chrysler về khả năng phân phối phương tiện. Công ty này vốn đã đặt 2 trung tâm nghiên cứu và trung tâm thiết kế tại Mỹ.

Song, các chuyên gia không đánh giá cao khả năng xe ô tô Trung Quốc bán chạy tại Mỹ, phần vì hàng hóa Bắc Kinh lâu nay mang tiếng là “kém chất lượng”, phần khác bởi người tiêu dùng Mỹ đã quá quen và trung thành với rất nhiều hãng ô tô nội địa cũng như nhập khẩu từ Nhật, Đức...

Giữa bối cảnh khó khăn đó, việc Mỹ tăng thuế đối với các phương tiện nhập khẩu của Trung Quốc có thể tạo ra tác động “đáng kể” đối với những kế hoạch và chiến lược lấn sân sang thị trường Mỹ của công ty - ông Feng Xingya, Chủ tịch Tập đoàn GAC nhận định.

Trước đó, Chính phủ Mỹ tuyên bố áp thuế lên 25% đối với khoảng 1.300 sản phẩm từ Trung Quốc bao gồm các phương tiện chạy bằng cả điện và xăng. Đáp trả, Trung Quốc cũng nâng mức thuế lên tương tự đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ. “Việc Mỹ áp thuế 25% tạo ảnh hưởng đáng kể đối với chúng tôi. Hiện nay, GAC đang nghiên cứu về cạnh tranh giá cả và khả năng lợi nhuận sau khi Mỹ áp thuế mới”, ông Feng nhận định.

Ông Feng khuyên các công ty Trung Quốc khác nên cẩn trọng khi vào thị trường Mỹ và chuẩn bị chiến lược để đối phó với các mối đe dọa có thể xảy ra. Song, vẫn có nhiều hãng ôm hy vọng, Trung Quốc và Mỹ sẽ đạt thỏa thuận thương mại, ngăn chặn khả năng áp thêm thuế. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.