• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Chính thức áp điều kiện với kinh doanh, nhập khẩu ô tô

19/10/2017, 18:17

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô.

kinh-doanh-o-to

Không có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng không được kinh doanh ô tô - Ảnh: TTXVN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các quy định này áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Đáng chú ý, trong số các điều kiện để được kinh doanh ô tô tại Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô nhập khẩu bắt buộc phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.

Theo đó, để được kinh doanh ô tô tại Việt Nam, doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất và nhập khẩu ô tô phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định như: Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp; Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của: Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô);…

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, phải có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam. Khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp sẽ phải duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.

Việc triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ, cả doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp lẫn nhập khẩu ô tô đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chi trả.

Đáng chú ý, trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP có nêu rõ điều kiện đối với ô tô cũ đã qua sử dụng nhập khẩu về Việt Nam. Khi tiến hành thủ tục kiểm tra đối với loại xe này, doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Bên cạnh đó, ô tô cũ đã qua sử dụng nhập khẩu về phải có thời hạn bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con, tối thiểu 1 năm hoặc 20.000 km đối với các loại ô tô còn lại tùy điều kiện nào đến trước.

Tại Nghị định này, Chính phủ cũng đưa ra 10 điều kiện chi tiết đối với kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô và giao Cục Đăng kiểm Việt Nam  là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.