• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Chuyển sang lắp ráp, hàng loạt mẫu ô tô đạt doanh số khủng

03/08/2018, 08:57

Nhiều mẫu ôtô nhập khẩu nguyên chiếc khi chuyển sang sản xuất, lắp ráp trong nước đã đạt kết quả ngoài mong đợi.

Nhà máy sản xuất ô tô Hyundai tại Ninh Bình đang p

Nhà máy sản xuất ô tô Hyundai tại Ninh Bình đang phải tăng ca sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường

Đây được xem là tín hiệu tích cực của chủ trương khuyến khích sản xuất ô tô trong nước, hạn chế nhập khẩu.

Chuyển sang lắp ráp, doanh số tăng vọt

Thị trường ô tô đang chứng kiến sự áp đảo của những mẫu xe lắp ráp trong nước. Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tính đến hết tháng 6/2018, toàn thị trường tiêu thụ 123.060 xe ô tô, trong đó xe lắp ráp trong nước chiếm tới hơn 103 nghìn xe. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp thuộc VAMA, doanh số xe lắp ráp trong nước (CKD) đã chiếm đến 83%. Nếu cộng thêm 27 nghìn xe lắp ráp trong nước của Hyundai Thành Công (không nằm trong VAMA) thì tỷ lệ xe lắp ráp trong nước chiếm tới 86%.

Thực tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, hàng loạt các mẫu xe sản xuất trong nước có mức tăng trưởng về doanh số như: Hyundai Grand i10, Toyota Vios, Innova, Mazda3 hay Honda City... Nếu tính riêng các phân khúc, hầu hết các mẫu xe lắp ráp đều nắm giữ ngôi đầu. Tuy đến nay các mẫu xe nhập khẩu còn về nhỏ giọt nhưng với những lợi thế ban đầu đã giúp các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước phần nào khẳng định được thương hiệu, vị trí trên thị trường.

Một trong những mẫu xe gặt hái thành công nhất khi chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp trong nước phải kể đến Hyundai Grand i10. Trước đây mẫu xe này được nhập khẩu từ Ấn Độ. Từ khi chuyển sang lắp ráp tại Việt Nam cuối năm 2017, doanh số của mẫu xe này đã tăng gấp đôi. Từ chỗ mỗi tháng bán ra khoảng 1.200 xe, đến nay mẫu xe này đạt doanh số trung bình hơn 2 nghìn xe/tháng. Hiện, Grand i10 đã vượt qua Toyota Vios để chiếm lĩnh “ngôi vương” doanh số tại thị trường ô tô Việt Nam.

Lý do dẫn đến thành công của mẫu xe này là ngay sau khi chuyển lắp ráp, Hyundai Thành Công đã tung ra tới 9 phiên bản khác nhau, đồng thời giảm giá từ 10 - 25 triệu đồng so với bản nhập khẩu. Nhờ đa dạng về mẫu mã, tăng thêm nhiều trang bị và giá xe mềm hơn khiến doanh số của Grand i10 có mức tăng trưởng bất ngờ.

Hiện Bộ GTVT đang gấp rút xây dựng, hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn Khoản 1, Điều 6 Nghị định 116 quy định về quản lý chất lượng sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Tinh thần chung của Thông tư là phải phù hợp với thực tiễn, đơn giản hóa các điều kiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển. Dự kiến, Thông tư này sẽ được ban hành trước tháng 10/2018.

Ông Trần Quang Hà , Phó vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ GTVT)

Hyundai Thành Công hiện cũng đang cho thấy kết quả khả quan từ chủ trương từ bỏ nhập khẩu, chuyển sang lắp ráp khi mẫu sedan Hyundai Accent mới ra mắt đã có số lượng đơn hàng kỷ lục. Mỗi tháng, mẫu xe này bán ra hơn 2 nghìn xe và hiện đang còn hơn 7 nghìn đơn hàng chờ mua xe tại các đại lý. Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công cho biết, hiện công nhân tại Nhà máy Hyundai đang phải tăng ca, các dây chuyền phải hoạt động 20 giờ/ngày để đáp ứng các đơn đặt hàng.

Một mẫu xe khác sau khi chuyển sang lắp ráp cũng đạt doanh số không tưởng là Peugeot. Theo đó, từ ngày 5/12/2017, Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) chính thức giới thiệu mẫu Peugeot 3008 và 5008 lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu từ châu Âu. Kể từ khi chính thức nhận đặt hàng đối với 2 mẫu xe lắp ráp này, doanh số Peugeot đã tăng trưởng vượt bậc.

Cụ thể, trong năm 2017, khi còn bán xe nhập khẩu, doanh số Peugeot tại Việt Nam chỉ đạt trung bình 23 xe/tháng. Từ khi chuyển sang lắp ráp trong nước, doanh số Peugeot đã tăng vọt. Trong vòng 3 tháng đầu tiên, trung bình mỗi tháng doanh số của thương hiệu này đạt 241 xe, cao hơn doanh số trước đó 10 lần. Trong 6 tháng đầu năm 2018, thế hệ sản phẩm mới Peugeot 3008 và 5008 đang trở thành một trong những mẫu xe có doanh số cao nhất phân khúc SUV châu Âu với doanh số bán ra đạt 1.700 xe, dẫn đầu thị trường phân khúc SUV châu Âu tại Việt Nam.

Theo bà Hoàng Thị Như Quỳnh, đại diện truyền thông Toyota Việt Nam (TMV), hiện TMV cũng đẩy mạnh sản xuất lắp ráp trong nước và đây luôn là ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển tại thị trường Việt Nam. Tính tới tháng 7/2018, doanh số bán hàng của các mẫu xe sản xuất và lắp ráp trong nước của TMV như: Vios, Camry, Innova… tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, ngoài Mitsubishi Motor Việt Nam (MMV), hiện Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam… cũng đang lên kế hoạch xin đất để mở rộng các nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Theo một số nhận định, với chính sách khuyến khích sản xuất trong nước cộng với sự dịch chuyển cán cân thị trường đã có những tác động nhất định đến tư duy chiến lược của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Sẽ có thêm chính sách khuyến khích sản xuất trong nước

Theo ông Đào Xuân Hải, Phó phòng Kiểm định chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng Kiểm VN): “Trong hơn một năm trở lại đây, phòng đã kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho khá nhiều mẫu xe mới được chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp trong nước. Theo ghi nhận, nhiều mẫu xe chuyển sang lắp ráp như: Hyundai Grand i10, Mitsubishi Outlander, Peugeot… đã có sản lượng sản xuất tăng vọt. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp đã quan tâm, chuyển hướng sang lắp ráp các mẫu xe trong nước thay vì nhập khẩu như trước”.

Tại sự kiện ra mắt mẫu xe CKD Toyota Vios diễn ra ngày 1/8 vừa qua, ông Toru Kinoshita, Tổng giám đốc TMV cho biết, ở thế hệ trước, Toyota Vios chỉ sử dụng khoảng 50 linh kiện trong nước để lắp ráp nhưng sang tới thế hệ mới, số linh kiện trong nước được sử dụng lắp ráp Vios đã lên khoảng 150 linh kiện. Việc thúc đẩy lắp ráp mẫu xe Vios trong nước sẽ góp phần nâng tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại Việt Nam, qua đó đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Hyundai Thành Công hiện đang là doanh nghiệp ô tô dẫn đầu trong việc sản xuất các mẫu xe trong nước. Không chỉ những mẫu xe du lịch như: SantaFe, Accent hay Grand i10 mà cả những mẫu xe thương mại như Solati cũng đang được hãng xe này lắp ráp và gặt hái thành công. Tuy nhiên trong lần trả lời báo chí mới đây, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công Lê Ngọc Đức cho rằng, cần có thêm nhiều ưu đãi nữa cho xe lắp ráp. Nếu chỉ ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cho xe lắp ráp trong nước là chưa đủ để tạo sức cạnh tranh mà cần hướng tới là miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị tạo ra ở trong nước. Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, xe lắp ráp sẽ giảm giá hơn nữa và có thể đủ sức cạnh tranh với xe nhập khẩu. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.