• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Cơ hội nào ô tô Việt xuất sang các nước ASEAN?

06/10/2017, 08:31

Dù cơ hội xuất khẩu không còn nhiều nhưng cánh cửa cho ôtô Việt tham gia thị trường khu vực không phải đã hết.

21

Các doanh nghiệp ô tô trong nước đang nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để có thể tham gia vào sân chơi khu vực

Năm 2018, thuế suất nhập khẩu ô tô trong khối ASEAN sẽ về mức 0% khiến khả năng nhiều doanh nghiệp ô tô sẽ từ bỏ việc lắp ráp, sản xuất để nhập khẩu xe. Trong bối cảnh đó, tham vọng bành trướng ra thị trường khu vực của một số doanh nghiệp ô tô trong nước liệu có khả thi?

Cơ hội không còn nhiều

Thực tế cho thấy, để đón đầu cơ hội thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực về mức 0% (dành cho những xe sản xuất trong khu vực đạt tiêu chuẩn nội địa hóa nội khối 40% trở lên theo cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN), nhiều liên doanh lắp ráp ô tô hiện nay đã rập rình dọn đường cho các dòng xe được sản xuất, lắp ráp tại các nước trong khu vực. Điều này khiến khả năng thị trường ô tô Việt Nam trở thành miếng bánh béo bở cho các dòng xe có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Lý do bởi đến nay hầu hết các thương hiệu sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam như: Toyota, Honda hay Ford đều có nhà máy lớn tại các quốc gia ASEAN. Vì vậy, cơ hội cạnh tranh ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam vốn còn non trẻ càng khó khăn hơn. Đặc biệt, khi những lợi thế về quy mô thị trường, công nghiệp phụ trợ, chi phí vận chuyển, sản xuất được mang ra so sánh đều cho thấy sự vượt trội của các doanh nghiệp sản xuất khác trong khu vực so với doanh nghiệp trong nước.

Theo một số chuyên gia, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước hoàn toàn có thể tăng tỷ lệ nội địa hóa và đạt được mục tiêu xuất khẩu. Lý do bởi thị trường ô tô Việt Nam còn dư địa khá lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang có những bước hỗ trợ công nghiệp ô tô. Đây chính là cơ hội cho các công ty Việt Nam thực hiện kế hoạch xuất khẩu của mình.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco từng cho biết: “Mỗi năm chúng tôi đặt mục tiêu giảm giá thành sản xuất xuống 5%, đầu tư công nghiệp phụ trợ để tăng dần tỷ lệ nội địa hóa. Thị trường Việt Nam đang tăng trưởng nên nếu tăng được số lượng sản phẩm thì chi phí sản xuất ngày càng giảm, giá thành xe sẽ cạnh tranh hơn. Vì vậy, một số mẫu xe của công ty hoàn toàn có thể nâng tỷ lệ nội địa hóa ASEAN lên 40%, tiến đến xuất khẩu ngược sang các nước trong khu vực”.

Đầu tiên phải kể đến Thái Lan với quy mô thị trường đạt khoảng 2 triệu xe/năm, thâm niên phát triển công nghiệp gần 50 năm và một nền công nghiệp phụ trợ tương đối hoàn chỉnh với khoảng 10 nghìn doanh nghiệp. Chất lượng ô tô tại Thái Lan cũng được đánh giá là chỉ đứng sau Nhật Bản tại châu Á. Vì thế, những dòng xe được sản xuất, lắp ráp tại Thái Lan đang có nhiều lợi thế trong cuộc đua về giá, chất lượng.

Đối với Malaysia, ngành công nghiệp xe hơi tại quốc gia này cũng có quy mô khá lớn. Năm 2016, doanh số toàn thị trường đạt 580.124 chiếc (Việt Nam khoảng 300 nghìn xe/năm). Trong đó số lượng xe sản xuất lên tới 614.664 chiếc/năm. Ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, Malaysia cũng đã xuất khẩu xe hơi đi các nước trong khu vực. Giá xe nội địa sản xuất tại Malaysia khá thấp cũng là một lợi thế không nhỏ khi tham gia “thị trường chung” ASEAN.

Một lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước từng nhận định, đến nay hầu hết các hãng sản xuất lớn như: Toyota, Honda, Ford... đã đặt các nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á nhưng cũng chưa khai thác hết công suất. Như các nhà máy của Toyota, Honda tại Thái Lan có công suất khoảng 5 triệu xe/năm nhưng mỗi năm cũng mới đưa ra thị trường hơn 3,8 triệu xe. Chính vì vậy khi thuế suất về 0%, với năng lực sản xuất còn dư, không có lý gì các hãng sản xuất này không tính đến hướng đẩy mạnh xuất khẩu.

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng nhận định, trong tương lai, cơ hội để doanh nghiệp ô tô Việt Nam xuất khẩu sẽ ngày càng bị thu hẹp bởi Việt Nam hiện chỉ sản xuất xe động cơ đốt trong, trong khi xu thế tương lai là sử dụng ô tô điện. Khi xe điện trở nên phổ biến, dẫn đến số xe cần thiết lưu hành sẽ giảm khoảng 30% cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các hãng xe sản xuất động cơ đốt trong.

“Hiện, ô tô lắp ráp tại Việt Nam vẫn chịu mức thuế nhập khẩu phụ tùng đến khoảng 28% thì không thể bù lại được thuế nhập khẩu để có lãi dẫn đến việc sẽ khó có thể xuất khẩu ô tô đi các nước trong khu vực ASEAN”, ông Doanh nhận định.

Cửa nào cho ô tô Việt vào ASEAN?

Dù cho viễn cảnh không mấy sáng sủa nhưng những động thái mới đây của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã thắp lên hy vọng về một cú bứt phá, lội ngược dòng. Trong số này phải kể đến 3 cái tên được kỳ vọng nhất là Trường Hải (Thaco), Hyundai Thành Công (HTC) và mới nhất là VinFast.

Trước ngưỡng cửa năm 2018, cả HTC và Thaco đều đầu tư mở rộng nhà máy, phát triển mạng lưới công nghiệp phụ trợ, đặt ra lộ trình tăng tỷ lệ nội địa hóa để xuất ngược sang các nước Đông Nam Á. Theo nhận định, cơ hội dành cho doanh nghiệp này không phải không có khi cả Mazda và Hyundai đều chưa có nhà máy tầm cỡ đặt ở khu vực Đông Nam Á.

Đối với thương hiệu Kia hiện chỉ có một số nhà máy quy mô nhỏ đặt tại Thái Lan, Malaysia trong khi đó tại Việt Nam, Thaco vừa khởi công nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Mazda với công suất lên tới 100 nghìn xe/năm và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ tháng 4/2018.

HTC đến nay cũng đã ký thỏa thuận hợp tác cùng Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc trong việc liên doanh, mở rộng sản xuất xe du lịch Hyundai tại Việt Nam. Nhà máy Hyundai Thành Công đặt tại Ninh Bình với công suất 40.000 chiếc/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2018. Tham vọng của công ty này không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu xe sang các nước trong khu vực.

Một mẫu xe có thể sẽ sớm tham gia vào thị trường khu vực là Grand i10 vừa được lắp ráp tại Việt Nam. Theo đại diện HTC, chiếc xe này hiện có tỷ lệ nội địa hóa 10%, lộ trình sẽ đẩy lên mức 40% trong 3 năm tới để hưởng ưu đãi nhập khẩu 0% theo Hiệp định thương mại ATIGA.

Trong một động thái mới nhất, ngày 27/9 vừa qua, HTC và Hyundai Motor đã giới thiệu liên doanh sản xuất và phân phối xe thương mại tại Việt Nam với tên gọi Hyundai Thành Công xe thương mại (HTCV). Theo đại diện HTC, đây sẽ là đơn vị sản xuất, lắp ráp và phân phối độc quyền xe thương mại thương hiệu Hyundai không chỉ cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Mục tiêu cuối năm 2018, những lô xe đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang các nước trong khu vực lân cận.

Tuy mới vừa khởi công nhà máy sản xuất ô tô có công suất 500 nghìn xe/năm vào năm 2025, cái tên VinFast đã ngay lập tức làm nóng dư luận với những ý tưởng kinh doanh táo bạo như: Lần đầu tiên xây dựng một thương hiệu ô tô Việt, sản xuất những chiếc xe “chất lượng châu Âu, giá Việt Nam” và sẽ đi tắt đón đầu trong việc sản xuất xe điện...

Để hiện thực hóa tham vọng, Tập đoàn Vingroup vừa chiêu mộ hàng loạt những chuyên gia hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ô tô cũng như vừa công bố 20 mẫu thiết kế ô tô để người dân Việt Nam bình chọn... Những động thái này phần nào cho thấy một kế hoạch kinh doanh nghiêm túc, đầy tham vọng.

Xác định chiến lược phát triển, đại diện của VinFast cũng cho biết, sẽ hỗ trợ và hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.