• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Crossover 5 chỗ: Nhiều mẫu, khó một lựa chọn

26/02/2016, 10:52

Phân khúc crossover 5 chỗ với nhiều đại diện có thế mạnh nhất định, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi lựa chon.

xegiaothong_crossover
Có rất ít sự chênh lệch về truyền thống cũng như mức độ đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng giữa các mẫu xe trong phân khúc crossover 5 chỗ ở thị trường Việt Nam - Ảnh minh họa

Không giống những phân khúc xe khác ở thị trường Việt Nam, xe đa dụng (crossover) 5 chỗ quy tụ các gương mặt đại diện cùng có những thế mạnh nhất định, trong khi giá bán lại đồng đều khoảng 1 tỷ đồng.

Gần như không có sự chênh lệch về truyền thống cũng như mức độ đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng giữa các mẫu xe trong phân khúc. Bởi vậy, quyết định lựa chọn giữa những cái tên Honda CR-V, Mazda CX-5, Mitsubishi Outlander Sport, Peugeot 3008 hay Hyundai SantaFe trở thành bài toán khó đối với những người mua xe lần đầu.

1. Honda CR-V

Honda CR-V_1

Chiếc crossover 5 chỗ của Honda đã trải qua 4 thế hệ trong suốt lịch sử tồn tại, nhưng quãng thời gian hai thế hệ mới nhất góp mặt ở thị trường Việt cũng đủ đưa dòng xe trở nên thân thiết với người tiêu dùng. Hơn một năm kể từ ngày thế hệ thứ 4 chính thức ra mắt tại Việt Nam, CR-V luôn là một trong hai cái tên bán chạy nhất phân khúc cùng với Mazda CX-5, dù thiết kế đuôi xe luôn là đề tài tranh cãi của công chúng.

Với hai phiên bản khác nhau về dung tích động cơ (2.0L và 2.4L) cùng giá bán lần lượt 1 và 1,15 tỷ đồng, CR-V không có nhiều trang bị như các đối thủ nhưng lại có lợi thế về thương hiệu. Thiết kế bề ngoài gây ấn tượng ở phía trước nhưng thiếu tính hấp dẫn ở phía sau, được cho là nguyên nhân khiến CR-V không thể bứt lên trên tất cả các đối thủ, như thế hệ thứ 3 từng thể hiện hơn ba năm trước.

2. Mazda CX-5

Mazda CX-5

Cùng có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng Mazda không được may mắn như Honda ở thị trường Việt Nam. Sau một lần thất bại và trở lại trong vòng nửa thập kỷ, Mazda đã tạo nên một kỳ tích khi không chỉ xóa bỏ hình ảnh xấu trong suy nghĩ của người tiêu dùng, mà còn rất nhanh chóng tạo dựng được vị thế vững chắc trên thương trường.

Trong quá trình xây dựng hình ảnh mới của Mazda, CX-5 chính là dòng xe chiến lược đánh dấu sự trở lại của thương hiệu hình đôi cánh trên dải đất hình chữ S. Ở những ngày đầu xuất hiện, CX-5 gần như đứng ngoài cuộc đua với Honda CR-V thế hệ thứ 3, bởi sự hồ nghi của người tiêu dùng đối với dòng xe của một thương hiệu từng “chết yểu” trong quá khứ. Khi doanh số bán của đối thủ tính bằng đơn vị hàng trăm xe mỗi tháng thì CX-5 chỉ lẹt đẹt với những con số tính trên đầu ngón tay.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng thành công chiến lược hạ giá thành sản phẩm bằng cách gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, cùng hệ thống dịch vụ sau bán hàng rải khắp cả nước, CX-5 gần như lột xác với doanh số bán hàng tăng liên tục mỗi tháng.

Thiết kế khỏe khoắn cùng công nghệ Skyactiv và một loạt trang bị công năng phù hợp với thói quen của người tiêu dùng trở thành thế mạnh của dòng xe chưa từng có truyền thống. Khi độ bền và chất lượng được đánh giá tích cực sau một thời gian sử dụng, CX-5 lập tức đã tạo nên một cơn “sốt” trên thị trường và từng bước vượt qua các đối thủ để trở thành xe bán chạy nhất phân khúc. Hiện tại, CX-5 được phân phối chính hãng tại Việt Nam với 2 phiên bản AT-2WD với giá 1,049 tỷ đồng và AT-AWD giá 1,130 tỷ đồng.

3. Hyundai SantaFe 5 chỗ

Santafe

SantaFe trở thành cái tên quen thuộc và được người tiêu dùng đánh giá cao từ 10 năm trước. Tuy nhiên, thương hiệu này thành công ở thị trường Việt Nam gắn liền với dòng xe thể thao đa dụng 7 chỗ, chứ không phải thuộc dòng crossover 5 chỗ.

Sự xuất hiện của SantaFe 5 chỗ không chỉ gia tăng áp lực cạnh tranh mà còn làm mất đi thế cân bằng của hai đối thủ Honda CR-V và Mazda CX-5 trong phân khúc. Tham gia thị trường chưa đầy một năm, nhưng bản 5 chỗ mang nhiều đặc điểm kế thừa của Hyundai SantaFe 7 chỗ không mất nhiều thời gian để bám đuổi hai “gã khổng lồ” của Nhật Bản.

Lợi thế của SantaFe 5 chỗ là xe trang bị nhiều công năng và rộng nhất trong phân khúc, cùng với ngoại hình quen thuộc “dập khuôn” từ phiên bản 7 chỗ. Bên cạnh đó, việc lắp ráp ngay tại Việt Nam cũng góp phần làm cho giá thành của SantaFe 5 chỗ mang tính cạnh tranh cao hơn, với bản máy xăng 2.4L có giá 999 triệu đồng và giá bán của bản máy dầu 2.2L dừng ở mức 1,05 tỷ đồng.

Ngoài ra, SantaFe 5 chỗ còn nhỉnh hơn đối thủ khi được trang bị màn hình DVD chính hãng tích hợp bản đồ Navigation Việt Nam, hệ thống dẫn đường Navigation được Hyundai phát triển riêng cho thị trường Việt và màn hình LCD 8 inch DVD, tích hợp camera lùi, hệ thống dẫn đường song ngữ (Anh - Việt).

4. Mitsubishi Outlander Sport

mitsubishi-outlander-sport

Outlander Sport được đánh giá rất cao về tính năng lái và trang bị an toàn. Tuy nhiên, so với hai đối thủ đồng hương Honda CR-V và Mazda CX-5, chiếc xe nhà Mitsubishi chưa bao giờ nhận được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng Việt.

Kể từ khi xuất hiện và góp mặt vào phân khúc crossover 5 chỗ, doanh số bán của Mitsubishi Outlander Sport chưa bao giờ vượt quá 100 xe mỗi tháng, mặc dù giá bán lẻ được ấn định thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng chung của các đối thủ, chỉ 870 triệu với bản GLX và 968 triệu đồng đối với bản GLS.

Điểm yếu của Outlander Sport không hẳn do kích thước xe nhỏ hơn đối thủ, mà phần nhiều do hệ thống dịch vụ sau bán hàng thưa thớt. Doanh số bán thấp cũng khiến cho chi phí sửa chữa và phụ tùng thay thế bị tăng, ảnh hưởng đến “túi tiền” của người dùng trong quá trình sử dụng. Thiết kế bề ngoài của Outlander Sport tạo được thiện cảm với người đối diện, nhưng nội thất chỉ được thể hiện đơn giản với điểm nhấn là vô-lăng 3 chấu thể thao tích hợp lẫy chuyển số và màn hình trung tâm kích thước lớn.

Trong khi đó, trang bị công năng của chiếc xe nhà Mitsubishi cũng bị đánh giá thấp hơn so với mặt bằng chung bởi số lượng linh kiện ít ỏi. Ngoài ra, việc chỉ có duy nhất lựa chọn dẫn động cầu trước cũng chính là điểm thua kém của Mitsubishi Outlander Sport so với tất cả các đối thủ trong phân khúc crossover 5 chỗ.

5. Peugeot 3008

Peugeot 3008

Cái tên duy nhất trong phân khúc crossover 5 chỗ đến từ châu Âu. Mặc dù có lợi thế về truyền thống và đạt doanh số bán hàng rất cao ở một số thị trường đại diện, nhưng ở Việt Nam, Peugeot 3008 vẫn là một cái tên hoàn toàn mới.

Thiết kế mang đậm âm hưởng văn hóa Pháp trở thành điểm nhận diện khác biệt của Peugeot 3008 với các đối thủ trên thị trường. So với phần còn lại, Peugeot 3008 có lợi thế khi được ứng dụng các loại vật liệu cao cấp như những mẫu xe hạng sang, trong khi mức giá bán chưa đến 1,2 tỷ đồng.

Peugeot 3008 không sở hữu quá nhiều trang bị công năng, nhưng điểm nhấn bên trong của chiếc xe Pháp là bộ ghế da executive kiểu thương gia có phần đệm rất dày, tích hợp chế độ sưởi. Bên cạnh đó, các tính năng an toàn có trên Peugeot 3008 cũng được đánh giá nhỉnh hơn so với các đối thủ “ồn ào” đến từ Nhật Bản.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.