• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Điều kiện sản xuất, kinh doanh ô tô phải cụ thể, chặt chẽ

13/06/2017, 10:35

Ý kiến các cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, kinh doanh ô tô.

16

Ông Quách Ngọc Tuấn

Ông Quách Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tư pháp, Bộ KH&ĐT: 

Yêu cầu điều kiện không làm tăng giá sản phẩm

Việc đưa ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe, bảo hành, bảo dưỡng ô tô vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là bởi ô tô là sản phẩm công nghệ phức tạp đòi hỏi sự an toàn cao vì liên quan đến an toàn tính mạng của nhiều người tham gia giao thông. Sau khi bán hàng, nhà sản xuất, nhập khẩu chính hãng phải đảm bảo xe được sửa chữa, bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Khi phát hiện các yếu tố kỹ thuật không đảm bảo, nhà sản xuất, nhập khẩu chính hãng phải triệu hồi ô tô để thay thế, sửa chữa.

Hiện nay, đăng kiểm cũng không thể đảm bảo toàn bộ cho xe hoạt động an toàn trên đường do công tác đăng kiểm chỉ kiểm tra các hạng mục chính như: Phanh, khí thải, đèn. Vì để xe hoạt động an toàn trên đường còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác như: Bảo dưỡng định kì, phần mềm, túi khí…

Yêu cầu điều kiện đối với sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô không làm tăng giá sản phẩm do xu hướng công nghệ ngày càng hiện đại, năng lực quản lý, hoạt động của các đơn vị ngày càng nâng cao khi tiếp thu, học hỏi được kinh nghiệm từ các tập đoàn lớn thì giá thành sẽ giảm; các hãng xe cũng sẽ tích cực hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ, phát triển thị trường để gây chú ý và thu hút người tiêu dùng đối với các sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, thời gian tới, với việc hội nhập sâu, giá xe sẽ giảm vì hàng rào thuế quan theo cam kết sẽ giảm xuống. Vì vậy, các đơn vị sẽ phải cạnh tranh bằng nhiều hình thức mà giá chính là một yếu tố then chốt.

17

Ông Trần Tấn Trung

Ông Trần Tấn Trung, Tổng giám đốc Công ty CP Liên Á Quốc tế:

Quy định cụ thể về tiêu chuẩn xưởng bảo hành, bảo dưỡng

Để chặt chẽ, tôi cho rằng, dự thảo nghị định phải quy định cụ thể về tiêu chuẩn xưởng bảo hành, bảo dưỡng. Thực tế hiện nay, xưởng dịch vụ theo tiêu chuẩn Việt Nam thì tiêu chuẩn này cũng khó có thể theo kịp công nghệ của những hãng xe lớn. Hơn nữa, nhiều phần mềm cũng như thiết bị của các hãng xe lớn là độc quyền, nên để sở hữu những thiết bị cũng như phần mềm này không dễ dàng cũng như mức kinh phí đầu tư là rất lớn.

Dự thảo nghị định có nói đến phần mềm để có thể kiểm tra và sửa chữa? Nhưng theo tôi cần quy định rõ phần mềm này là phần mềm gì, được cung cấp từ đâu? Không phải phần mềm nào cũng có thể đọc và điều chỉnh ECU của các hãng xe khác. Phần mềm chính hãng xe cung cấp hay mua qua các đơn vị thứ 3, 4. Từ phần mềm cho đến các trang bị chính hãng của những hãng xe lớn trên thế giới đều là đồ độc quyền và có tính sở hữu trí tuệ rất cao.

Đơn cử như những đợt triệu hồi xe Audi A5, A6 vừa qua, việc sửa chữa được cập nhật phần mềm mới cho hệ thống điều khiển bơm nước làm mát phụ cho những xe nằm trong diện triệu hồi. Tuy nhiên, nếu không sử dụng phần mềm được hãng mẹ Audi cung cấp và được hỗ trợ phần mềm chuyên dụng thì không thể giúp khách hàng khắc phục được lỗi kể trên.

Nếu không đáp ứng được những yêu cầu của các hãng xe, sẽ không có đủ điều kiện để bảo hành, bảo dưỡng cũng như sửa chữa thay thế. Thường là sửa chữa những sai sót hay thay thế các phụ tùng bị sai bị lỗi mà không có sự hỗ trợ của chính hãng thì rất khó có thể hoàn thiện được sản phẩm.

Đơn cử, khi chuẩn bị bán hàng tại một khu vực mới như Đà Nẵng, chúng tôi cũng đầu tư cả cơ sở bán hàng đạt chuẩn, cùng với đó là xưởng dịch vụ đạt chuẩn của hãng Audi để có thể thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng cũng như sửa chữa thuận lợi và chất lượng nhất cho khách hàng của mình. Những xưởng dịch vụ ngoài diện tích, trang thiết bị đạt chuẩn của hãng, thì những kỹ thuật viên cũng được đào tạo và huấn luyện bài bản theo tiêu chuẩn của hãng.

18

Ông Đậu Anh Tuấn

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI:

Doanh nghiệp sản xuất phải chịu trách nhiệm triệu hồi, thu hồi ô tô thải bỏ

Triệu hồi ô tô là nghĩa vụ xử lý các lỗi kỹ thuật hoặc vi phạm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật của ô tô. Lỗi kỹ thuật hoặc vi phạm các quy định, quy chuẩn của ô tô phát sinh trong quá trình thiết kế và sản xuất, lắp ráp ô tô, cho đến khi ô tô xuất xưởng. Những công đoạn này đều thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất, chứ không phải nhà phân phối. Do đó, trong mọi trường hợp, trách nhiệm triệu hồi luôn thuộc về nhà sản xuất. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nhà sản xuất có thể thỏa thuận với nhà phân phối để nhà phân phối thay mình đứng ra thực hiện nghĩa vụ triệu hồi sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây chỉ là quan hệ đại diện trong dân sự, còn trách nhiệm chính vẫn thuộc về nhà sản xuất.

Đối với ô tô sản xuất trong nước, trong trường hợp nhà sản xuất không hoàn thành nghĩa vụ triệu hồi thì sẽ chịu những chế tài như thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại theo quy định tại Thông tư 30/2011/TT-BGTVT và Thông tư 54/2014/TT-BGTVT. Đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, trong trường hợp nhà sản xuất nước ngoài không hoàn thành nghĩa vụ triệu hồi thì Việt Nam có quyền ra lệnh cấm nhập khẩu đối với sản phẩm tương tự từ nhà sản xuất đó.

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi lại Điều 5 của dự thảo theo hướng DN sản xuất, lắp ráp ô tô (kể cả ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu) phải chịu trách nhiệm triệu hồi ô tô bị lỗi kỹ thuật; DN sản xuất, lắp ráp ô tô có thể ủy quyền cho DN phân phối, đại lý, DN nhập khẩu ô tô để thực hiện việc triệu hồi.

19

Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh

Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright Việt Nam:

Phải tạo ra năng lực nội địa cho ngành sản xuất ô tô

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã không được như kỳ vọng, nhất là tỷ lệ nội địa hóa chỉ khoảng 10%. Do đó, hiện nay, bên cạnh việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thì điều quan trọng là phải tạo ra năng lực nội địa. Việc tỷ lệ nội địa hóa không đạt kỳ vọng cũng là do chúng ta không phát triển được các ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa - các doanh nghiệp sẽ kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu và trở thành các nhà cung ứng quan trọng nhất cho công nghiệp ô tô, cũng như công nghiệp chế biến chế tạo khác. Ngoài ra, thể chế là yếu tố quan trọng để tạo ra môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp tích lũy, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh giảm thuế năm 2018. 

20

Ông Phạm Anh Tuấn

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương):

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, bình đẳng cho các doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ô tô các loại thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2), có yêu cầu rất cao về chất lượng, an toàn cho người sử dụng cũng như cộng đồng khi tham gia lưu thông trên đường, không chỉ ảnh hưởng đến an toàn, tính mạng và sức khỏe của người sử dụng mà còn an toàn của những người tham gia giao thông khác. Đồng thời, ô tô còn là tài sản có giá trị lớn đối với phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam.

Vì vậy, việc ban hành nghị định nhằm một số mục đích: Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng qua các quy định: Ràng buộc trách nhiệm bảo hành sản phẩm, triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật của DN sản xuất, lắp ráp và DN nhập khẩu ô tô. Thứ hai, bảo đảm bình đẳng về nghĩa vụ đối với sản phẩm và người tiêu dùng giữa DN sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu, giữa các DN nhập khẩu với nhau. Thứ ba, xây dựng cơ chế khuyến khích sản xuất đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước, khuyến khích các DN đầu tư dài hạn, bài bản, chuyên nghiệp nhằm bảo đảm chất lượng ô tô sản xuất trong nước, cũng như nghĩa vụ đối với quyền lợi người tiêu dùng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.