• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Giảm thuế nhập linh kiện hỗ trợ ô tô trong nước

15/04/2017, 09:39

Cách nào giúp công nghiệp ô tô trong nước tìm được lối ra, chỉ giảm thuế nhập khẩu linh kiện có hiệu quả?

16

Công nghiệp phụ trợ được coi là yếu tố then chốt để tăng tỷ lệ nội địa hóa ô tô

Công nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm mạnh trong khi thuế nhập khẩu linh kiện (CKD) phục vụ cho sản xuất, lắp ráp trong nước vẫn còn ở mức cao nên doanh nghiệp rất khó cạnh tranh với ô tô sản xuất trong khu vực.

Sẽ giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô

Thực tế hiện nay, các nhà sản xuất ô tô Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn các linh kiện. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải đóng mức thuế nhập khẩu linh kiện khá cao, từ 15 - 18%. Đây là lý do khiến chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn nhiều so với Thái Lan và Indonesia. Sau năm 2018, khi thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm về 0%, các nhà sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đối với dòng sản phẩm nhập từ Thái Lan và Indonesia vốn có lợi thế cạnh tranh về chi phí. Trước thực trạng trên, một số doanh nghiệp sản xuất trong nước đã đề xuất việc hỗ trợ nhằm cắt giảm chi phí và duy trì sản xuất tại Việt Nam.

Tại cuộc làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương sẽ đề xuất với Chính phủ ba nhóm giải pháp phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có giải pháp hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn linh kiện, phụ tùng và điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô…

"Chính phủ cũng rất lắng nghe kiến nghị của chủ đầu tư xung quanh vấn đề thuế nhập khẩu ô tô. Chúng ta cần nghiên cứu tổng thể các chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo phát triển tài chính trong nước để linh kiện phụ tùng, cũng như ô tô nguyên chiếc thuế suất nhập khẩu đảm bảo được trong hành lang pháp lý và luật pháp quốc tế cũng như hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có những hàng rào cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước đúng pháp luật."

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Cho biết quan điểm về đề xuất giảm mức thuế đối với linh kiện ô tô, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, trước lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế, nếu không có các giải pháp cấp bách để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước thì sẽ rất khó khăn. Nếu Chính phủ thực hiện việc giảm thuế linh kiện thì chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước giảm được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh đối với ô tô được sản xuất trong khu vực.

“Giảm thuế nhập khẩu linh kiện ở thời điểm này là một biện pháp thông minh. Nếu thuế nhập khẩu linh kiện vẫn giữ nguyên trong khi thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0% thì các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước sẽ “chết”, không cạnh tranh được dẫn đến mất nguồn thu ngân sách. Nếu giảm thuế nhập khẩu linh kiện thì các doanh nghiệp lắp ráp mới có thể phát triển và cạnh tranh với xe nhập khẩu. Khi doanh nghiệp phát triển lên thì sẽ có nguồn thu. Vì vậy, Bộ Tài chính nên cân nhắc để điều chỉnh thuế sao cho phù hợp để các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước có thể phát triển”, ông Long đề nghị.

Vốn là người rất quan tâm nghiên cứu lĩnh vực phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, giảm thuế nhập khẩu linh kiện là biện pháp cần thiết để ủng hộ công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. “Sang năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0% trong khi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô hiện nay là 18% thì các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ khó cạnh tranh với ô tô nhập khẩu. Tuy vậy cũng sẽ rất khó khăn để bù vào khoản thuế nhập khẩu linh kiện đấy nhằm cạnh tranh với thuế nhập khẩu ô tô là 0%. Tuy nhiên, tôi nghĩ Bộ Tài chính sẽ đưa ra một mức tăng đối với các loại thuế phí nào đó để bù vào việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô”, ông Doanh cho biết.

Doanh nghiệp sẵn sàng tăng tỷ lệ nội địa hóa

Thực tế, ngành công nghiệp ô tô được Chính phủ xác định là ngành công nghiệp quan trọng, có tác động lan tỏa đến rất nhiều ngành công nghiệp khác như: Cơ khí, điện tử, luyện kim hay hóa chất, đặc biệt là tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi sản xuất toàn cầu… Phát biểu tại lễ khởi công Nhà máy ô tô Mazda của Trường Hải mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định: “Ô tô không phải chỉ là ô tô. Ô tô còn là một thương hiệu quốc gia để đánh giá cả nền sản xuất đó… Công nghiệp phụ trợ Việt Nam, đặc biệt về ô tô còn nhiều bất cập. Chủ trương của Chính phủ và của Bộ Công thương sắp tới là phải tạo mọi điều kiện để công nghiệp phụ trợ phát triển, trước hết cho sản xuất ô tô…”.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP ô tô TMT - một doanh nghiệp chuyên lắp ráp các dòng xe tải có xuất xứ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam cho biết, trước những thay đổi về tình hình và dự kiến những định hướng chính sách mới của Chính phủ, chúng tôi đã tính đến các phương án mở rộng đầu tư, tăng tỷ lệ nội địa hóa nhằm được hưởng những ưu đãi về chính sách thuế khi xuất khẩu ô tô tới các nước trong khu vực ASEAN. “Hiện các sản phẩm của TMT đang đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 20% và sẽ phấn đấu đạt mức 40%. Vấn đề là phải chờ xem những chính sách ưu đãi cụ thể của Chính phủ như thế nào”, ông Hữu nói.

Tương tự, đại diện một doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cũng đề xuất, để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như: Giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô hay giảm thuế đối với các mặt hàng dùng trong ngành công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ô tô, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe lắp ráp trong nước… “Dù chưa có chính sách cụ thể nhưng sắp tới, doanh nghiệp chúng tôi vẫn sẽ mở rộng đầu tư, đặt thêm các nhà máy linh kiện phụ trợ, để tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô lắp ráp”, đại diện doanh nghiệp này cho biết.

Phụ trách truyền thông của một hãng xe toàn cầu có nhà máy tại Việt Nam cũng khẳng định, việc tăng cường sản xuất, lắp ráp và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa một số dòng xe chiến lược của hãng tại Việt Nam luôn được đặt trên bàn các lãnh đạo doanh nghiệp. Vấn đề còn lại là cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Khi các nhà sản xuất, lắp ráp thấy được điều kiện, cơ hội để giảm giá thành sản phẩm, đủ sức cạnh tranh thì không có lý do gì doanh nghiệp không phát triển các dòng xe chiến lược của mình tại Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.