• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khi đấu giá từ thiện thành "trò đùa" của đại gia

16/06/2016, 19:06

Những cuộc đấu giá từ thiện lẫn đấu giá các tác phẩm nghệ thuật luôn được “chốt hạ” bằng con số hoành tráng.

choe tu linh

Tác phẩm chóe Tứ linh đã bị Công ty Tân Hoàng Minh từ chối mua dù trúng đấu giá

Tuy nhiên, tan cuộc thì kẻ mua “bỏ của chạy lấy người”, còn người bán thì khóc ròng vì “đứa con bị đem bỏ chợ”.

Đại gia phát giá tiền tỷ rồi “bùng làng”

Hội Chữ thập đỏ TP HCM cuối cùng mới chỉ thu được hơn 1 tỷ đồng tại chương trình đấu giá gây quỹ từ thiện Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung cuối năm 2010, trong tổng số 74 tỷ đồng các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký mua đấu giá. Điển hình là bộ tác phẩm Tứ linh được đại diện Công ty Gốm sứ Bảo Long mua với giá 47,9 tỷ đồng.

Chiếc trống đồng kỷ vật 1.000 năm Thăng Long được một người xưng danh là Lương Đức Hải trả giá 12 tỷ đồng. Bức tranh đá quý có chữ ký của gần 80 thí sinh Miss Earth cũng được một người tên Thanh Bình đấu với mức giá 3 tỷ đồng. Còn viên đá ruby khổng lồ được người tên Phát, xưng là đại diện Công ty Bình Điền (Long An), mua giá 11 tỷ đồng. Còn lại 73 tỷ đồng mà các công ty đã trả giá cho các món đồ đã bị các cá nhân, doanh nghiệp vì nhiều lý do mà từ chối trả. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn nói không có… đại diện nào tham gia đấu giá.

Mới đây, dư luận lại một phen xôn xao khi người trúng đấu giá cặp chóe Tứ linh trong phiên đấu giá tác phẩm nghệ thuật đầu tiên thuộc Công ty Lạc Việt tổ chức đầu tiên tại Việt Nam ở mức 6,05 tỷ đồng, Công ty Tân Hoàng Minh đã từ chối mua sản phẩm dù trúng đấu giá. Việc “bùng làng” này khiến Tân Hoàng Minh mất số tiền đã đặt cọc là 50 triệu đồng. Nguyên nhân Tập đoàn Tân Hoàng Minh đưa ra về chuyện “bỏ của” cũng rất thiếu thuyết phục. Theo lý giải với BTC, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chỉ ủy quyền cho ông Vũ Mạnh Hùng (người đại diện trả giá thay cho ông Dũng) đi đấu giá, với giới hạn tối đa 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình đấu giá có thể do “hưng phấn” nên ông Hùng đã trả giá cao hơn so với mức đã được giao.

Nói về việc “bùng làng” của Tân Hoàng Minh, nhà sưu tập đồ cổ Phạm Văn Thông nhìn nhận, tên tuổi tác giả và chất lượng tác phẩm được xem là yếu tố tạo dựng thương hiệu, uy tín cho nhà tổ chức. Tuy nhiên, các tác phẩm tại phiên đấu giá do Công ty Lạc Việt tổ chức có chất lượng chưa cao. Sản phẩm không phải là đồ cổ giá trị mà chỉ là tác phẩm nghệ thuật đương đại. Chính vì vậy, tôi thấy cái giá của cặp đôi chóe bị “ảo”. Theo nhà sưu tập này, muốn tránh được tật xấu “bỏ của chạy lấy người” của các đại gia, chỉ có thể quy định chặt chẽ bằng luật và có chế tài nghiêm khắc, chứ không thể chỉ dựa vào lòng hảo tâm hay tính tự giác. Còn nhà sưu tập Nguyễn Minh, người từng dự nhiều cuộc đấu giá trên thế giới cho biết: “Từng có trường hợp đấu giá cổ vật trúng nhưng không trả tiền, khi được hỏi tại sao không lấy thì vị này còn quay ra chửi”.

Vì sao tiền đổ vào văn hóa đấu giá rời rạc?

Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho rằng, ở Việt Nam đã có Luật Đấu giá nhưng vẫn còn chung chung, không có riêng quy định cho đấu giá tác phẩm nghệ thuật. Chính vì sẽ không ai, cơ quan nào có thể bắt ép các “đại gia” này phải thanh toán như đã trả giá ở cuộc bán đấu giá. “Người trả giá có đầy đủ tư cách chủ thể để đại diện cho công ty trả giá hay không? Trường hợp họ trả giá không rõ danh tính, không đúng theo danh tính mà họ xưng, không được ủy quyền thì xử lý như thế nào? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ như thế nào?”, nhà phê bình nói.

Theo Nghị định 17/2010 về đấu giá tài sản quy định, người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước. Phí tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản.

Còn nhà sưu tập Nguyễn Minh cho rằng, ngoài chế tài, ý thức văn hóa của con người mới là quan trọng. Chế tài là một phần, ý thức là chính. Nếu là người trọng danh dự thì đã không làm như vậy. Người nghiêm túc sẽ coi trọng danh dự hơn nhiều.

Bà Nguyễn Bích Trà, Quản lý phát triển Sàn Art, đơn vị từng tham gia các cuộc đấu giá quốc tế cho rằng, cuộc đấu giá thành công hay không phần rất lớn dựa vào việc người đấu giá đánh giá tác phẩm lớn như thế nào so với giá trị đã xác định của tác phẩm. Muốn biết giá trị của tác phẩm thì phải hiểu về nó, hiểu nó quý ở chỗ nào. Văn hóa đấu giá không tự sinh ra mà nó phải bắt đầu bằng văn hóa thưởng thức, nhưng thực tế tác phẩm nghệ thuật và nghệ thuật nói chung còn xa lạ với công chúng như hiện nay thì tiền đổ vào văn hóa đấu giá còn rời rạc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.