• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Khi xe hơi quyền năng bởi phần mềm

23/05/2018, 13:30

Những chiếc xe ô tô lăn bánh trên đường phố thế giới có thể được phát triển phần mềm bởi kỹ sư Việt.

Đội phát triển công nghệ xe tự hành của FPT

Đội phát triển công nghệ xe tự hành của FPT

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, nhờ việc ứng dụng những công nghệ mới nhất trong cuộc cách mạng 4.0 như AI, IoT, Big Data, AR/VR, Mobile… trong tương lai những chiếc ô tô không chỉ “nói chuyện” được với nhau mà còn có thể giao tiếp với các phương tiện giao thông khác cũng như với cơ sở hạ tầng xung quanh. Thậm chí, nhiều người còn tin tưởng rằng ô tô không những có khả năng tự lái mà còn có thể tự động điều khiển, căn chỉnh tọa độ mà người dùng không cần ở trong xe giống như những chiếc xe của chàng điệp viên Jame Bond mang mã hiệu 007 lừng danh sẽ xuất hiện nhiều hơn trên đường phố.

Hầu hết các nhà sản xuất xe hơi năm 2017 đều đưa ra các ứng dụng kết nối trên smartphone. Những ứng dụng này cho phép người dùng khóa, mở khóa xe từ xa, kiểm tra tình trạng của xe như xăng, dầu, lốp xe và thậm chí khởi động xe từ xa để làm ấm động cơ trong buổi sáng mùa đông giá lạnh. Những công nghệ này sẽ không thể vắng mặt trên xe hơi năm 2018.

Hệ thống lái tự động trong ô tô không còn là điều ngạc nhiên và vào năm 2018, hệ thống tự động lái sẽ ngày càng phát triển ở mức độ cao hơn. Ví dụ, hệ thống Super Cruise của Cadillac trong các mẫu xe hơi năm 2018 được cho là có tính năng cho phép người lái xe hoàn toàn rảnh tay và chân. Hệ thống sử dụng cảm biến để duy trì khoảng cách an toàn giữa các xe ô tô và ở trong làn đường hiện tại. Hệ thống này cũng bao gồm một camera ở tay lái có thể cho biết khi nào lái xe không chú ý theo dõi đường và báo động âm thanh, thậm chí dừng xe và gọi phản hồi nếu lái xe xao nhãng quá lâu.

“Di động trong tương lai sẽ kết nối, kết hợp nhiều phương thức và công nghệ khác nhau, trong đó xe tự hành đóng vai trò trung tâm. Những hãng ô tô không thích nghi sẽ bị bỏ lại phía sau hoặc sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh”, Jeremy Carlson, nhà phân tích chính của IHS Automotive nhận định.

Các hãng nghiên cứu dự báo, tổng doanh thu của ngành công nghiệp ô tô đến năm 2030 đạt 6.700 tỷ USD, trong đó có tới 1.500 tỷ USD được đóng góp từ các dịch vụ sáng tạo dựa trên công nghệ mới.

Trước sự thay đổi nhanh chóng đó, các hãng ô tô đang đầu tư rất mạnh mẽ cho xe không người lái. Tại Nhật Bản, Toyota đầu tư 50 triệu USD để phát triển trí thông minh nhân tạo trên dòng xe của mình với mục tiêu đưa xe tự lái vào đời thực năm 2020. Volkswagen dự kiến đầu tư hơn 40 tỉ đô la vào các công nghệ mới với tham vọng đến năm 2025 sẽ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực ô tô điện. Còn hãng xe Mỹ GM cũng hé lộ sẽ giới thiệu dịch vụ chia sẻ xe sử dụng những chiếc xe tự lái mang thương hiệu của mình vào năm 2019.

Dự đoán đến năm 2020, lợi nhuận toàn cầu cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM - Original Equipment Manufacturer) sẽ tăng trưởng khoảng 50%. Nhờ sự phát triển theo xu hướng ngành, đến năm 2021, thị phần liên quan đến lái xe an toàn tăng 300%, và xe tự hành phát triển rất mạnh, tăng hơn 400% so với hiện nay. “Kỷ nguyên ô tô kết nối với mọi thứ (Vehicle to everything) và Mobility đã mở ra cơ hội cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam lấn sang ngành Automotive”, ông Lã Quang Vinh, Phó Giám đốc Công ty phần mềm chiến lược Automotive (thuộc FPT Software) nhận định.

FPT đang xin phép thử nghiệm xe tự hành tại các kh

FPT đang xin phép thử nghiệm xe tự hành tại các khu công nghệ trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM

FPT là 1 trong những doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong việc nắm bắt cơ hội và nghiêm túc đầu tư cho mảng phần mềm ô tô. Năm 2016, FPT đã thành lập Trung tâm Phần mềm chiến lược Automotive (thuộc Công ty Phần mềm FPT Software) và đã đạt được những con số ấn tượng chỉ trong thời gian ngắn. Chỉ trong 2 năm, quy mô nhân sự của FGA đã tăng lên 2.000 người và đang tuyển thêm 1.000 người cho năm 2018. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ việc nghiên cứu, phát triển các giải pháp trong lĩnh vực công nghệ ô tô của FPT được kỳ vọng sẽ đạt 50 - 60%/năm trong vòng 3 năm tới. Thậm chí, FPT còn đặt tham vọng trở thành 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ phần mềm ô tô trên thế giới.

Để thực hiện mục tiêu trên, FPT đã đầu tư mạnh mẽ cho việc nghiên cứu công nghệ và xây dựng nguồn lực. Thành công trong việc thử nghiệm xe ô ô ứng dụng công nghệ tự hành của mình trong khuôn viên công ty, mới đây FPT đã gửi công văn tới Bộ GTVT xin phép thử nghiệm chiếc xe trên đường của các khu công nghệ tại TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Được biệt, hiện khách hàng của FPT đều là những công ty thuộc top trên (Tier 1, Tier 2) của thế giới. Việc tiếp cận, học hỏi công nghệ cũng như các xu thế mới ngay trong quá trình hợp tác với khách hàng hàng đầu trong mảng Automotive hay các hãng xe lớn lừng danh trên thế giới là điểm thuận lợi để FPT lấn sâu hơn trong sân chơi này.

Không chỉ tiên phong nghiên cứu phát triển công nghệ cho ô tô, FPT còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, trải nghiệm công nghệ mới nhất trong lĩnh vực tự hành cho các bạn trẻ Việt Nam thông qua cuộc thi Cuộc đua số. Cuộc thi là nguồn cảm hứng và động lực nghiên cứu, theo đuổi công nghệ automotive cho hàng ngàn sinh viên Việt Nam. Điều đó được kỳ vọng sẽ tạo ra một nguồn lực dồi dào và có chất lượng cho Việt Nam trong tương lai để sẵn sàng tham gia vào các dự án automotive.

Với sự đầu tư và chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực đó, tương lai, những chiếc xe ô tô lăn bánh trên khắp các đường phố trên thế giới đều có thể được phát triển phần mềm bởi các kỹ sư CNTT Việt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.