• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Kiểm định ô tô nhập khẩu mất hàng tháng, tốn chục nghìn đô?

03/03/2018, 16:50

Bộ GTVT bác thông tin cho rằng, kiểm tra theo lô đối với ôtô nhập khẩu mất hàng tháng và tốn chục nghìn đô.

unnamed (1)

Lô hơn 2 nghìn xe của Honda nhập khẩu từ Thái Lan vừa cập cảng Hiệp Phước

Trong mấy ngày gần đây, một số thông tin cho rằng, khi triển khai thực hiện Nghị định 116 và Thông tư số 03 về nhập khẩu ô tô, việc kiểm tra theo lô phải mất thời gian 1 – 2 tháng, gây tốn kém hàng chục nghìn đô la cho cho mỗi lô hàng xe nhập khẩu về Việt Nam.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT) cho biết, đây là những thông tin không chính xác. Cụ thể theo ông Hà, về thời gian thử nghiệm, Thông tư 03 của Bộ GTVT đã hướng dẫn (quy định) miễn giảm một số điều kiện trong quy trình kiểm tra, thử nghiệm đối với xe nhập khẩu so với xe sản xuất trong nước (xe sản xuất trong nước phải thử nghiệm đủ 7 linh kiện).

Cụ thể, xe nhập khẩu chỉ thử nghiệm xe mẫu đại diện cho lô nhập khẩu và không phải thử nghiệm các linh kiện kèm theo như: lốp, gương, kính, đèn chiếu sáng, vật liệu nội thất chống cháy (các giấy linh kiện này chỉ phải xuất trình giấy chứng nhận); không phải thử nghiệm phép thử bay hơi trong thử nghiệm khí thải, do đó thời gian và chi phí giảm nhiều so với việc thử nghiệm mẫu, chứng nhận kiểu loại xe sản xuất lắp ráp trong nước.

Theo trình tự thực hiện việc đăng kiểm nhập khẩu: sau khi cơ quan kiểm tra lấy ngẫu nhiên mẫu trong lô xe nhập khẩu (có thể 2 mẫu để thử đồng thời cả khí thải và thử an toàn cùng một thời điểm), doanh nghiệp đưa xe đến cơ sở thử nghiệm. Thời gian và chi phí cho một mẫu xe thử nghiệm như sau:

Đối với thử nghiệm khí thải, từ khi cơ sở thử nghiệm nhận xe mẫu đến khi trả kết quả không quá 2 ngày. Chi phí thử 27 triệu/mẫu (đối với động cơ xăng) và 28 triệu đối với xe động cơ diezel).

Về thử nghiệm an toàn, cơ sở thử nghiệm nhận xe mẫu để thử nghiệm và trả xe ngay trong ngày và báo cáo thử nghiệm phát hành vào ngày hôm sau (nếu doanh nghiệp cung cấp đủ tài liệu kỹ thuật về xe mẫu). Chi phí thử nghiệm là 12 triệu/mẫu thử.

“Vì vậy, ý kiến cho rằng, việc thử nghiệm một mẫu xe có thể kéo dài tới 6 - 8 tuần (chưa kể thời gian nộp hồ sơ, kiểm tra xe, cấp chứng chỉ - mất thêm khoảng nửa tháng) và chi phí lên tới 10.000 USD cho việc thử khi thải” là không có cơ sở”, ông Hà cho biết.

Cũng theo ông Hà, với dung lượng thị trường 300 nghìn xe/năm, các doanh nghiệp nhập khẩu không thể nhập khẩu lô hàng có số lượng ít mà mỗi lô hàng nhập khẩu ít nhất phải hàng trăm xe. Do đó việc lấy một mẫu xe trong lô hàng nhập khẩu để kiểm tra khí thải và an toàn không làm phát sinh chi phí đáng kể cho doanh nghiệp nhập khẩu. Nếu trong quá trình thực hiện các nhà nhập khẩu thực sự tiết kiệm thì chi phí thử nghiệm nêu trên là khoảng 40 triệu đồng (tương đương khoảng gần 2 ngàn USD).

Trước đó, trao đổi với phóng viên, đại diện một doanh nghiệp cũng cho biết, việc nhập khẩu theo lô với số lượng lớn như hiện nay thì chi phí kiểm định xe chia theo đầu phương tiện không đáng bao nhiêu, khoảng 50 - 60 triệu/lô. Chẳng hạn như lô hơn 2 nghìn xe của Honda Việt Nam vừa nhập khẩu về Việt Nam, nếu tính chí phí để thực hiện việc kiểm định sẽ chỉ mất khoảng 750 - 800 nghìn đồng/đầu xe.

Nghị định 116 của Chính phủ ban hành để triển khai Luật Đầu tư, nhằm hướng tới mục tiêu thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có yêu cầu cần phải đảm bảo sự bình đẳng trong quản lý chất lượng xe nhập khẩu với xe sản xuất trong nước, tạo điều kiện, cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư, mở rộng sản xuất, đảm bảo chất lượng an toàn phương tiện.

Hiện nay, Bộ GTVT xác nhận có 3 doanh nghiệp là Công ty Ford Việt Nam, Công ty Honda, Công ty Trường Hải đang tích cực làm việc với đối tác tại các nước xuất khẩu để hoàn thiện các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận kiểu loại và nhập khẩu ô tô về Việt Nam (từ thị trường Thái lan và Hoa kỳ) theo đúng quy định tại Nghị định 116 trong thời gian sớm nhất mà không có vướng mắc gì.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.