• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Kiểm soát tốc độ, lái xe an toàn

17/03/2014, 13:13

Anh Văn, một tài xế của Công ty Phương Trang chuyên chạy xe tuyến TP Hồ Chí Minh-Đà Lạt cho biết, nhiều tài xế mới vào nghề hoặc lái xe không quen đường đã vi phạm tốc độ dẫn đến tai nạn.

Anh Văn, một tài xế của Công ty Phương Trang chuyên chạy xe tuyến TP Hồ Chí Minh - Đà Lạt cho biết, nhiều tài xế mới vào nghề hoặc lái xe không quen đường đã vi phạm tốc độ dẫn đến tai nạn. Theo anh Văn, tốc độ an toàn là tốc độ phù hợp với điều kiện mà chiếc xe đó đang di chuyển. Muốn lưu thông an toàn, lái xe phải chú ý quan sát biển giới hạn tốc độ cắm trên đường.
 


Anh Văn cho rằng, không phải phi lý khi cơ quan chức năng cắm các biển giới hạn tốc độ. Bởi có thể đây là đoạn đường bị giới hạn tầm nhìn do đường cong, hay có sương mù, thậm chí là trước đó đã từng xảy ra các vụ tai nạn nên cảnh báo để giới tài xế biết. Tuy nhiên, tốc độ giới hạn ghi trên biển báo là vận tốc lớn nhất trong điều kiện lý tưởng. Lời khuyên của anh Văn là nên lái xe với tốc độ thấp hơn tốc độ ghi trên biển báo khi gặp những điều kiện hạn chế như đường trơn, tầm quan sát bị giới hạn. Chẳng hạn, nếu biển báo ghi tốc độ là 60km/h thì tốt nhất là lái xe chạy dưới tốc độ đó để đảm bảo an toàn.

Đảm bảo tốc độ an toàn khó nhất là khi ôm cua. Khi cua, quán tính khiến có xu hướng giữ nó đi thẳng, trong khi lực bám của lốp lại bám theo quỹ đạo đường. Chạy càng nhanh thì lực tỳ của lốp trước phía ngoài càng lớn. Nếu quá nhanh, quán tính sẽ làm xe văng khỏi đường. Nếu gặp đường xấu hoặc trơn trượt mà phanh gấp thì bánh xe dễ bị trượt. Do đó, tốt nhất là giảm tốc độ bằng cách nhả côn tới mức không phải cần phanh xe trong khi qua khúc cua.

Phan Tư
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.