• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Kiến nghị bãi bỏ “Thông tư 20” rúng động thị trường ô tô

01/07/2016, 07:41

Thông tư 20/2011/TT-BCT được ví như “rào cản kỹ thuật”, hạn chế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng vào VN.

Xegiaothong_de_nghi-bai_bo_thong_tu-20
Kinh doanh ô tô cần phải có dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng - Ảnh: Tạ Tôn

Ngay sau khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị các cơ quan quản lý bỏ một số quy định tại Thông tư 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 của Bộ Công thương (Thông tư 20) nhằm mở rộng các đối tượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ô tô chính hãng đều đưa ra ý kiến phản đối.

Vì sao VCCI kiến nghị dỡ bỏ Thông tư 20?

Thông tư 20/2011/TT-BCT được ví như “rào cản kỹ thuật”, hạn chế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng vào Việt Nam. Tại thời điểm ban hành hồi năm 2011, Thông tư 20 là một trong những công cụ trong chủ trương hạn chế nhập siêu của Chính phủ.

Bằng hai quy định cụ thể gồm giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng và giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng do Bộ Giao thông vận tải cấp, Thông tư 20 đã làm tốt vai trò như mục tiêu đề ra. Ngay sau khi Thông tư 20 có hiệu lực, hàng loạt các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong nước đã phải giải thể hoặc chuyển mô hình kinh doanh sang mặt hàng xe cũ, do không thể đáp ứng được một trong hai quy định nêu trên.

Kể từ thời điểm đó, môi trường kinh doanh ô tô tại Việt Nam phân định rất rõ ràng, giữa một bên là các đơn vị kinh doanh xe cũ, phần còn lại những doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối xe chính hãng chưa qua sử dụng.

Mặc dù đã trải qua 5 năm áp dụng, nhưng theo VCCI, Thông tư 20 làm méo mó môi trường cạnh tranh và khiến giá xe nhập khẩu đắt hơn. Chính bởi vậy, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đề nghị bãi bỏ Thông tư 20 và nhấn mạnh việc loại bỏ các yêu cầu tại Điều 1 của Thông tư 20.

Theo VCCI, các quy định trong Thông tư 20 không còn phù hợp với yêu cầu tại Điều 7 Luật Đầu tư về loại văn bản được phép quy định về điều kiện kinh doanh. Ngoài ra, cơ quan này cũng cho rằng quy định về giấy ủy quyền nhập khẩu tạo ra ưu thế cho một số thương nhân sở hữu, không mang lại lợi ích từ góc độ quản lý nhưng lại gây khó khăn cho việc nhập khẩu.

Doanh nghiệp ô tô đồng loạt phản ứng

Ngay sau khi kiến nghị dỡ bỏ Thông tư 20 của VCCI phát đi, một loạt các tổ chức hiệp hội và doanh nghiệp ô tô chính hãng đã lên tiếng phản đối và đồng loạt gửi văn bản kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ.

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) và Phòng Thương mại và công nghệ Đức tại Việt Nam (GIC/AK) cùng đề nghị giữ các quy định của Thông tư 20 và đề nghị Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp lấy ý kiến từ các doanh nghiệp kinh doanh ô tô chính hãng trước khi điều chỉnh hoặc bãi bỏ thông tư này.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) bày tỏ quan ngại về những tác động tiêu cực của việc dỡ bỏ Thông tư 20 đối với quyền lợi người tiêu dùng và các vấn đề liên quan tới an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

VAMA cho rằng, ô tô là sản phẩm phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ, ảnh hưởng đến tính mạng con người khi tham gia giao thông, nên kinh doanh ô tô cần phải có dịch vụ chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Nếu không có các quy định bắt buộc đã nêu trong Thông tư 20, các thương nhân có thể chỉ tập trung bán hàng, thay vì đầu tư tổng thể cả phần dịch vụ sửa chữa, vốn đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn.

Nhóm các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng (VIVA) khẳng định, việc gỡ bỏ thông tư trên sẽ tạo kẽ hở cho gian lận thương mại từ việc khai giá nhập khẩu xe thấp hơn thực tế và thanh toán bất hợp pháp ra nước ngoài.

VIVA cho rằng, Thông tư 20 không còn hoặc không có các quy định tương tự thay thế, sẽ làm gia tăng những mẫu xe không đủ tiêu chuẩn, không phù hợp với điều kiện thời tiết và đường sá, gây mất an toàn và tăng chi phí sử dụng cho người tiêu dùng, làm khó cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô trong nước.

Ông Đoàn Hiếu Trung, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần ô tô Regal - đơn vị phân phối chính thức xe Rolls-Royce tại Việt Nam khẳng định, nếu kiến nghị của VCCI được thông qua, sẽ gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp ô tô chính hãng và không chính hãng.

Theo ông Trung, để được trở thành nhà nhập khẩu và phân phối ô tô chính hãng, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều các quy định ngặt nghèo từ nhà sản xuất, đặc biệt là hệ thống dịch vụ sửa chữa sau bán hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn là sợi dây liên kết thể hiện trách nhiệm giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng thông qua hoạt động bảo hành, sửa chữa và triệu hồi xe gặp sự cố… những vấn đề mà các đơn vị kinh doanh xe không chính hãng không bị ràng buộc.

Trong khi đó, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP ô tô Trường Hải nhận định, nếu Thông tư 20 hết hiệu lực mà không được đưa vào Nghị định mới, thì chắc chắn môi trường kinh doanh ô tô tại Việt Nam sẽ trở lại giai đoạn trước năm 2011, dẫn đến tăng nhập siêu và phá giá thị trường do mất cân bằng cung cầu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.