• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Phanh tay ô tô được sử dụng trong những tình huống nào?

30/12/2018, 14:00

Ngoài sử dụng khi đỗ xe, phanh tay còn có rất nhiều tác dụng quan trọng khác khi lưu thông trên đường.

Khởi hành ngang dốc

Phanh tay giúp ích rất nhiều cho lái xe, đặc biệt lái mới khi cần đề-pa ngang dốc. Khi cần di chuyển trở lại từ vị trí đứng yên trên dốc, tài xế cắt côn vào số và thực hiện nhả côn, đạp mớm ga như khởi động bình thường trên đường bằng, lúc này phanh tay vẫn chưa hạ nên xe chắc chắn không bị trôi. Tiếp tục nhả côn, đạp chân ga nhẹ nhàng tới khi có cảm giác xe bắt đầu di chuyển thì hạ phanh tay (vẫn ga) để xe tiến về trước.

Đối với xe số tự động (xe không có hỗ trợ khởi hành ngang dốc), trường hợp ở dốc cao phải dừng đột ngột lái xe kéo phanh tay, đạp ga rồi từ từ hạ phanh tay. 

Dừng đèn đỏ

Trường hợp dừng đèn đỏ hơn 10 giây ở mặt đường bằng phẳng, lái xe có thể về số N và kéo phanh tay. Thao tác này giúp lái xe có thể nghỉ chân trong giây lát, hiệu quả cao với những người phải lái xe liên tục nhiều giờ. Ngoài ra, đây cũng là cách tránh tình trạng ảo giác xe trôi khi lái xe chỉ về số N.

Trường hợp khẩn cấp

Trong trường hợp đặc biệt, phanh tay là phương án cuối cùng khi không may phanh chân hỏng. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ nên sử dụng trong khi bất khả kháng. Vì nếu bất ngờ kéo phanh tay khi xe đang chạy, diễn biến xảy ra tiếp theo rất khó kiểm soát. Lực phanh chỉ có ở 2 bánh sau sẽ gây hiện tượng trượt bánh, khiến xe xoay vòng.

Loại phanh này thường dùng để dừng xe khẩn cấp dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

Driff như trong phim

Bằng cách sử dụng phanh tay, tài xế có thể trải nghiệm những tình huống trượt bánh (driff) như trong phim ảnh. Tuy không khuyến khích nhưng nếu trong điều kiện an toàn, đây là một trải nghiệm thú vị. Để thực hiện lái xe cần luyện tập và chọn địa điểm vắng, đủ rộng, không có người qua lại.

Khi thực hiện, lái xe vào cua quanh tâm điểm và kéo phanh tay để xe có thể tạo góc quay 180 độ. Khi vào cua 180 độ xe sẽ văng, lúc này cần đánh lái ngược lại, ở tốc độ 48–64 km/h kéo mạnh phanh tay để tạo lực văng cho xe. Cố gắng kiểm soát xe cho đến khi dừng lại. Tăng tốc từ từ cho đến khi bạn cảm thấy làm chủ được cú drift. Tiếp tục cố gắng cho xe quay đúng 180 độ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.