• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Lái xe trong đêm

20/03/2014, 15:33

Chia sẻ một số kinh nghiệm lái xe trên đường phố hay trên xa lộ vào ban đêm, anh Trần Đức Trọng cho biết, có 3 nguyên tắc cơ bản mà tài xế cần ghi nhớ.

Chia sẻ một số kinh nghiệm lái xe trên đường phố hay trên xa lộ vào ban đêm, anh Trần Đức Trọng - lái xe từng đạt giải “Vô lăng Vàng - 2013” cho biết, có 3 nguyên tắc cơ bản mà tài xế cần ghi nhớ.
 


Thứ nhất, phải luôn giữ cho kính xe (cả trong và ngoài) sạch sẽ. Kính bẩn sẽ làm đèn pha của các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn. Do đó, ngay cả vào mùa hè, tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thông thường.

Thứ hai, bạn nên điều chỉnh độ sáng của bảng đồng hồ. Ánh sáng phải đủ để đọc dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho người lái xe. Nếu như có thể điều chỉnh được góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng, mũi xe càng ngóc lên cao. Do vậy, góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm lóa mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.

Thứ ba, lái xe không nên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm, nếu không sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha của các xe chạy phía sau. Điều bắt buộc đối với mỗi lái xe là dù hai bên đường có lắp đèn cao áp thì vẫn phải bật đèn pha gần. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù vì đèn này không làm tài xế của các xe chạy ngược chiều chói mắt và giúp người cầm lái quan sát hai bên đường rõ ràng hơn.

Theo anh Trọng, trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi thấy xe chạy ngược chiều. Tuy nhiên, cũng có không ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hóa muốn làm chói mắt các tài xế khác, điều này vô cùng nguy hiểm, gây mất ATGT. Thực tế cho thấy dù dùng đèn chiếu xa hay gần thì sau khi xe chạy qua, trong một khoảnh khắc nào đó tầm nhìn gần như bị mất. Do đó, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên đường hơn để phòng bất trắc và hướng tầm nhìn của mắt vào bên phải mắt giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt. Gặp các chướng ngại vật có tính chất hút đèn như xe tải, xe rơ-moóc mà không bật đèn báo, lái xe nên giảm tốc độ và tăng cường tập trung để bảo đảm an toàn.


Hoàng Long
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.