• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Lịch sử hãng xe Ferrari

01/02/2016, 10:35

Ferrari S.p.A. là công ty sản xuất xe thể thao của Ý do Enzo Ferrari sáng lập năm 1929

Logo
Ferrari được ra đời vào năm 1929

Ferrari S.p.A. là công ty sản xuất xe thể thao của Ý do Enzo Ferrari sáng lập năm 1929. Với tên gọi ban đầu là Scuderia Ferrari, công ty chuyên tài trợ cho các tay đua và các loại xe đua trước khi được đưa vào sử dụng. Năm 1947, công ty chính thức mang tên Ferrari S.p.A. Trong lịch sử phát triển của mình, Ferrari được biết đến nhiều qua các cuộc đua xe, đặc biệt hãng đã rất thành công tại giải đua “Công thức 1”.

Sau nhiều năm bị khủng hoảng tài chính, năm 1969 Enzo Ferrari quyết định bán nhãn hiệu xe thể thao cho tập đoàn Fiat để duy trì hoạt động của công ty. Enzo Ferrari mất năm 1988, thượng thọ 90 tuổi. Một năm trước khi mất, ông cho ra mắt model Ferrari F40, một trong những siêu xe nổi tiếng nhất

Ferrari F40 1
Mẫu Ferrari F40 đánh dấu cột mốc quan trọng của Ferrari

Ferrari cũng cấp phép cho nhiều sản phẩm mang tên thương hiệu của hãng như: kính mắt, bút bi, bút chì, hàng hoá điện tử, nước hoa, quần áo, xe đạp công nghệ cao, điện thoại di động và thậm chí cả máy tính xách tay.

Năm 1929, khi sáng lập công ty Scuderia Ferrari, Enzo Ferrari chưa bao giờ có ý định sản xuất những chiếc xe hơi. Enzo Ferrari là tay đua ô tô khoác áo đội Alfa Romeo cho đến năm 1938. Năm 1940, Alfa Romeo bị chính phủ Phát xít Benito Mussolini kiểm soát. Lúc này thương hiệu của Enzo Ferrari quá nhỏ nên không bị ảnh hưởng. Do bị ràng buộc bởi hợp đồng đua xe trong 4 năm nên Scuderia bị đổi thành công ty Auto Avio Costruzioni Ferrari chuyên sản xuất công cụ máy móc và phụ tùng máy bay. Dưới tên gọi Scuderia Enzo Ferrari Auto Corse (SEFAC), Ferrari đã cho ra đời model xe đua Tipo 815 và không hề có một đối thủ cạnh tranh nào. Năm 1943, nhà máy sản xuất của Ferrari được chuyển từ Modena tới Maranello. Năm 1944, nhà máy bị phe Đồng minh đánh bom và được xây lại vào năm 1946 sau khi chiến tranh kết thúc.

Năm 1947 đánh dấu sự ra đời của chiếc xe hơi đầu tiên của Ferrari, 125 S, được trang bị động cơ 1.5L V12. Thực sự Enzo Ferrari đã phải miễn cưỡng sản xuất model này để có vốn cho Scuderia Ferrari hoạt động.

Ferrari F1
Đường đua F1 là nơi Ferrari gặt hái được nhiều thành công

Tại giải đua “24 Hours of Le Mans” năm 1949, tay đua Luigi Chinetti đã lái model 166M và mang chiến thắng về cho Ferrari. Tiếp đó Ferrari đã thống trị giải “Vô địch thế giới xe thể thao” trong nhiều năm liền. Đồng thời cũng 7/9 lần giành chiến thắng tại giải “Vô địch hãng ôtô”. Năm 1962, tuy khuôn khổ của giải thay đổi, Ferrari vẫn giành chức vô địch mùa giải 1966 và 1968. Mùa giải năm 1972 là lần cuối Ferrari tham gia và giành chiến thắng vì Enzo quyết định từ bỏ các cuộc đua xe thể thao và chỉ tập trung vào giải đua “Công thức 1”.

Sau năm 1973, Scuderia Ferrari không còn tham gia vào phân khúc xe thể thao nữa, chỉ thỉnh thoảng sản xuất vài model cho những người mới tham gia các giải đua. Trong số đó có chiếc 512BB tham dự giải Le Mans (1970s), 333 SP đã chiến thắng tại giải “Vô địch Hiệp hội xe thể thao quốc tế (1990s)”, gần đây nhất là model F430 GT2 và GT3 đã giành chiến thắng tại nhiều giải đua khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.