• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Lười thay nhông xích, xe sớm tàn

21/04/2014, 06:24

Ga mạnh thì có hiện tượng xích đập hộp kêu lách cách, đang đi mà nghe tiếng gõ lọc cọc phía dưới bánh sau, đó là hiện tượng nhông, xích xe bắt đầu rão.

Khi nào cần thay nhông xích?

Khi đổi số để tăng tốc, cảm giác xe vẫn lì, máy không bốc. Ga mạnh thì có hiện tượng xích đập hộp kêu lách cách, đang đi mà nghe tiếng gõ lọc cọc phía dưới bánh sau, đó là hiện tượng nhông, xích xe bắt đầu rão.

Trong trường hợp bạn thường xuyên căn chỉnh nhưng xích vẫn chóng rão thì đó là lúc cần sớm thay một bộ nhông xích mới.
 

Xe không có hộp xích, việc chăm sóc phải thường xuyên hơn
Xe không có hộp xích, việc chăm sóc phải thường xuyên hơn


Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là xích không được tra dầu thường xuyên, đặc biệt sau những đợt mưa. Theo cataloge của hầu hết các loại xe thì cứ đi 500 km phải tra dầu xích một lần. Với những xe không có hộp xích, việc chăm sóc phải thường xuyên hơn.

Để biết chắc là nhông xích đã quá cũ hay chưa, cần kiểm tra. Nếu thấy đỉnh răng ở nhông bị mòn nhọn, xích và nhông không ôm chặt với nhau thì nên sớm tìm mua bộ mới để thay thế.

Thay thế ra sao?

Khi được yêu cầu thay nhông xích, các thợ sửa xe sẽ kiểm tra độ ôm khít của xích vào nhông và đĩa bằng cách vòng dây xích vào chu vi nhông, đĩa (như kiểu thắt dây thòng lọng). Nếu thấy xích vẫn có độ chùng (không ôm sát mép nhông, đĩa) nghĩa là không đạt tiêu chuẩn. Nhông bị mòn răng sẽ tạo độ hở giữa xích và nhông khiến cho xe khi sang số thường bị giật cục.
 

Nên thay nhông xích một cách đồng bộ
Nên thay nhông xích một cách đồng bộ


Xích cũ khó có thể sử dụng lại (dù đã cắt mắt) vì khuyết đã bị mòn khiến xe tăng tốc kém, rãnh xích bị lõm gây va đập mạnh sẽ làm mòn nhông đĩa mới. Do đó, phải thay trọn bộ chứ không thể thay từng thứ. Tại các trạm bảo dưỡng lớn hoặc chính hãng, tất cả các chuyên gia thường khuyên khách hàng nếu đã thay thì nên thay đồng bộ, nghĩa là nhông và xích phải thay cùng hãng, cùng thời điểm.

Khi xích chùng, nhiều người thường cho chặt mắt xích để sử dụng tiếp, tuy vậy xích sẽ không ôm khít nhông đĩa như ban đầu. Trên thực tế thì việc chặt mắt xích để dùng tiếp chỉ nên làm một lần, nếu không sẽ làm nhông đĩa mau bị mòn, dễ hư hỏng hơn.

Sau khi thay mới, các bộ phận còn đang trong quá trình chạy "rà", chưa ăn khớp với nhau nên quay lại gara sau khoảng 7-10 ngày để thợ căn chỉnh lại độ chùng của xích (thường thì thợ sẽ chỉnh vít thêm hai vòng).

Đảm bảo tuổi thọ của nhông xích

Khi bạn đang sử dụng những chiếc xe máy số, nên gắn bộ chắn xích để hạn chế bụi bám.
 

Nên gắn bộ chắn xích để hạn chế bụi bám
Nên gắn bộ chắn xích để hạn chế bụi bám


Cách vận hành cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của nhông xích. Khi chạy xe phải cài số và tốc độ luôn đồng bộ. Tránh ga thốc khiến xích bị căng bất ngờ. Đi chậm nên để số thấp, khi tăng tốc lên số đều, gặp chướng ngại vật hay giảm tốc độ đột ngột nên về số.

Bạn cũng không nên để xe tải quá nặng, xe thường xuyên chở nặng khiến xích nhanh bị rão.


Thanh Hà (Tổng hợp)
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.