• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Mẹo tránh đạp nhầm chân ga trên xe số tự động

01/04/2016, 07:52

Nguyên nhân dẫn đến việc đạp nhầm chân ga là do người điều khiển chưa thực sự kiểm soát được chiếc xe.

xegiaothong_meo_tranh_dap_nham_chan_ga
Để hạn chế tối đa nhầm lẫn thì “rời chân ga - rà chân phanh” là hành độngcần thiết nhất - Ảnh minh họa

Một trong những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi điều khiển xe số tự động là thay vì nhấn phanh lại nhấn nhầm chân ga, khiến xe tăng tốc đột ngột và gây ra những tai nạn không mong muốn.

Theo ông Nguyễn Paul Toàn Thắng, chuyên gia đào tạo lái xe an toàn của một công ty đa quốc gia ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến việc đạp nhầm chân ga ở xe số tự động do người điều khiển chưa thực sự kiểm soát được chiếc xe, tâm lý thiếu vững vàng, tư thế ngồi khi lái xe chưa đúng hoặc quên chưa gạt cần số về nấc an toàn.

Ông Thắng chia sẻ, muốn giảm thiểu tình huống đạp nhầm chân ga, người lái phải cảm nhận được chiếc xe đang điều khiển có ngưỡng phanh ra sao, khả năng tăng tốc thế nào và phải ước lượng được quãng đường phanh khẩn cấp trong giới hạn tốc độ thường vận hành. Tuy nhiên, bên cạnh các kỹ năng trên, người điều khiển nên biết một số thao tác cơ bản có thể giúp ngăn ngừa được tình trạng đạp nhầm chân ga.

Dừng xe, về số N hoặc P

Trong trường hợp chỉ tạm dừng xe như chờ đèn đỏ hay hỏi đường, thì nên chuyển cần số về vị trí N (số Mo) và kéo phanh tay. Việc kéo phanh tay không bao giờ thừa bởi thao tác giúp chân thư giãn và đảm bảo xe không bị trôi trên địa hình dốc nhẹ. Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên chuyển cần số về vị trí P và kéo phanh tay.

Sở dĩ nên tuân theo nguyên tắc này bởi khi cần số vẫn ở vị trí D và người lái bị giật mình bởi tiếng động lạ, cũng có thể tạo ra nguy cơ đạp ngay sang chân phanh dẫn đến xe mất kiểm soát và gây ra tai nạn liên hoàn.

Gót chân không rời sàn

Cần nắm vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng phần ức bàn chân qua lại giữa hai bàn đạp này. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng đặt nhầm và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.

Phải xem gót chân như là trụ xoay để từ đó xoay bàn chân từ ga qua phanh hoặc từ phanh qua ga một cách nhanh chóng, chính xác.

Rời chân ga - rà chân phanh

Khi đã giữ vững gót chân xuống sàn đồng nghĩa với việc tài xế đã có một vị trí chuẩn để thao tác theo thói quen. Tuy nhiên, tư thế này vẫn có thể bị nhầm lẫn với những người mới lái dù gót chân đã để thẳng hàng với bàn đạp phanh.

Để hạn chế tối đa nhầm lẫn thì “rời chân ga - rà chân phanh” là hành động cần thiết nhất. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.