• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Miễn thuế nhập linh kiện, giá ô tô nội giảm bao nhiêu?

01/12/2017, 07:55

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125 trong đó ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô 0% trong 5 năm...

20

Phải đáp ứng nhiều điều kiện gắt gao, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô mới được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện về bằng 0% - Ảnh: Khánh Linh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 125 trong đó ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô 0% trong 5 năm (từ năm 2018 - 2022) đi kèm một số điều kiện về sản lượng, sản phẩm. Đây được cho là giải pháp nhằm giải cứu ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước khi thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực ASEAN về 0% từ năm 2018.

Những hãng xe nào được hưởng ưu đãi?

Sở dĩ đặt ra câu hỏi này bởi chiếu theo các điều kiện được miễn thuế nhập khẩu linh kiện không phải doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp nào cũng được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện. Theo Nghị định 125, để được hưởng thuế suất nhập khẩu linh kiện 0% doanh nghiệp phải cam kết đạt đủ sản lượng theo quy định. Ví dụ, với nhóm xe chở người từ 9 chỗ trở xuống, loại có dung tích xilanh từ 2.500cc trở xuống, doanh nghiệp phải đạt sản lượng chung tối thiểu từ ngày nghị định ký ban hành tới 30/6/2018 là 8 nghìn chiếc. Cùng khoảng thời gian này và 6 tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải cam kết và sản xuất sản lượng riêng tối thiểu một mẫu xe là 3 nghìn chiếc và 8 nghìn chiếc mẫu xe chung.

Sản lượng này sau đó sẽ tăng dần theo từng năm. Tới năm 2022, sản lượng chung tối thiểu doanh nghiệp cam kết phải là 27 nghìn chiếc (chia đều 13.500 chiếc mỗi 6 tháng) và sản lượng riêng tối thiểu là 10 nghìn chiếc cho một mẫu xe (5 nghìn chiếc mỗi 6 tháng).

Chẳng hạn như với Toyota, để được hưởng ưu đãi thuế nhập linh kiện 0% ngay từ đầu năm 2018 thì sản lượng các mẫu xe lắp ráp của hãng hiện nay như: Vios, Innova, Altis, Camry phải đạt tối thiểu 8 nghìn xe; cùng với đó, mẫu xe cam kết tiềm năng nhất là Vios phải đạt 3 nghìn xe. Nếu Vios đạt được sản lượng như vậy, linh kiện của cả 4 dòng xe lắp ráp đều được hưởng mức thuế nhập khẩu 0% chứ không chỉ riêng linh kiện dành cho Vios.

Tương tự, nhóm doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe tải, mini buýt, xe buýt, xe khách cũng phải cam kết sản lượng theo từng mức khác nhau để được áp dụng chương trình ưu đãi thuế.

Bên cạnh đó, để được hưởng ưu đãi thuế 0%, các loại linh kiện cũng phải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được và các linh kiện (các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của các linh kiện ô tô nhập khẩu theo quy định của Bộ KHCN.

Với các quy định như trên, theo đánh giá, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất nhập linh kiện 0%. Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng tiểu ban chính sách Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, nếu theo điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế vừa ban hành, có thể bao gồm các nhà sản xuất, lắp ráp như: Thaco, Hyundai Thành Công, Toyota Việt Nam, Ford (xe thương mại Transit) và Honda City.

Theo một số chuyên gia kinh tế, việc ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh đối với ô tô sản xuất trong khu vực. Nếu thuế nhập khẩu linh kiện vẫn giữ nguyên trong khi thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0% thì các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước sẽ không thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong khu vực vốn có nhiều lợi thế hơn.

21
Sản lượng tối thiểu cần đạt của hãng, áp dụng cho xe con dưới 9 chỗ, động cơ 2.5 trở xuống

Giá ô tô sẽ giảm bao nhiêu?

Khi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô về 0% chắc chắn sẽ giúp nhiều mẫu xe thuộc diện được hưởng ưu đãi giảm chi phí đầu vào so với mức thuế nhập khẩu đang phải chịu hiện nay là từ 15 - 30% (tùy từng loại linh kiện). Trong thực tế, tác động của chính sách này đã được Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) thể hiện ngay khi hãng vừa công bố giá xe sau khi thuế nhập khẩu linh kiện về 0%. Ông Bùi Kim Kha, Phó tổng giám đốc Thaco cho biết, giá bán mới mà Thaco vừa công bố cho tất cả các mẫu xe Kia và Mazda lắp ráp trong nước chính là giá đã giảm theo thuế nhập khẩu linh kiện về bằng 0%. Theo bảng giá mới này, giá xe giảm cao nhất là 32 triệu đối với mẫu xe Cerato 2.0 AT.

Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Thaco công bố giá theo thuế nhập khẩu linh kiện về 0%, các hãng xe còn lại có lẽ vẫn đang tiếp tục phải nghe ngóng, đánh giá tình hình nên việc xác định giá xe sau khi được miễn thuế nhập khẩu linh kiện vẫn phải chờ. Theo ông Phạm Anh Tuấn, giá xe biến động như thế nào sau khi được miễn thuế nhập khẩu linh kiện sẽ rất khó đoán và còn tùy vào từng hãng xe. “Ví dụ, như Toyota Việt Nam thì linh kiện lắp xe chủ yếu nhập từ ASEAN, vốn đã được hưởng ưu đãi thuế 0% từ trước. Vì vậy, sang năm 2018 một số linh kiện nhập từ ngoài khối về 0% thì cũng không có quá nhiều tác động”.

Là người từng nuôi ước mơ sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt đầu tiên nhưng “đứt gánh giữa đường” vì không gặp thời, ông Bùi Ngọc Huyên, nguyên Chủ tịch Vinaxuki lấy một ví dụ: “Đối với một mẫu xe sản xuất lắp ráp nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc hay một nước ngoài khu vực ASEAN, nếu được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện về 0% có thể giúp hạ giá thành khoảng 10%”. Dù chia sẻ với chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện vừa ban hành nhưng ông Huyên cũng cho rằng, cần xem xét kỹ và có lộ trình phù hợp để ưu đãi này không ảnh hưởng đến việc khuyến khích các doanh nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện trong nước phát triển để hướng tới hình thành nền công nghiệp ô tô thực sự tại Việt Nam.

Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, trên thực tế, Nghị định 125 sửa đổi được ban hành có các quy định rất chặt chẽ đối với doanh nghiệp tham gia chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện. Để đáp ứng được các điều kiện này không phải doanh nghiệp ô tô nào cũng làm được mà chỉ có Hyundai Thành Công, Thaco và Toyota Việt Nam. Theo nhận định, việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện về 0% cũng không khiến giá xe có thể giảm sâu. Lý do là vì sẽ có ít doanh nghiệp đáp ứng điều kiện để được hưởng ưu đãi. Khi đó, mặt bằng giá chung của thị trường sẽ không giảm nhiều, dẫn đến việc có thể cả những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi cũng “không tội gì” mà phải giảm giá sâu, nên khó tác động đến cung cầu của thị trường.

Bảng giá ô tô năm 2018 mới được công bố

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.