• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Mở rộng triệu hồi xe dính lỗi túi khí

03/12/2014, 07:08

Hôm nay (3/12), tiểu ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện Mỹ mở phiên điều trần vụ lỗi túi khí của Tập đoàn Takata (Nhật Bản) trong đó tập trung bàn thảo việc mở rộng lệnh triệu hồi các phương tiện.

Kể từ năm 2008, đã có hơn 16 triệu phương tiện sử dụng túi khí Takata bị triệu hồi trên quy mô toàn thế giới
Kể từ năm 2008, đã có hơn 16 triệu phương tiện sử dụng túi khí Takata bị triệu hồi trên quy mô toàn thế giới

Nguy cơ phá sản…

Theo các báo cáo sự cố, túi khí do Takata cung cấp có nguy cơ bị vỡ và bắn các mảnh kim loại vào hành khách trong trường hợp túi khí bung ra lúc xe gặp va chạm. Takata xác nhận năm trường hợp thiệt mạng vì lỗi này trên toàn cầu. Sự cố này khiến hàng triệu ô tô của nhiều hãng xe lớn như: Honda, BMW, Chrysler, Ford, General Motors, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Subaru, và Toyota… phải triệu hồi. Kể từ năm 2008, hơn 16 triệu phương tiện sử dụng túi khí Takata bị triệu hồi trên toàn thế giới. Riêng tại Nhật Bản, khoảng 2,6 triệu chiếc bị triệu hồi vì lỗi túi khí đến thời điểm này.  

Ngày 28/11, Bộ trưởng Giao thông Nhật bản Akihiro Ohta cho biết, ông rất lo ngại các lệnh triệu hồi liên tiếp do lỗi túi khí Takata sẽ làm suy giảm lòng tin đối với ngành Công nghiệp ô tô và chất lượng sản xuất của ngành tại Nhật. Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một đội đặc nhiệm để tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Mới đây nhất, ngày 27/11, Tập đoàn Toyota Motor thông báo triệu hồi thêm 57 nghìn xe trên toàn cầu để thay thế túi khí Takata bị lỗi. Dự kiến lệnh triệu hồi sẽ còn mở rộng hơn nữa sau khi Cục An toàn Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) yêu cầu Takata triệu hồi các phương tiện sử dụng túi khí của công ty này từ phạm vi các bang miền Nam nước Mỹ ra toàn quốc. NHTSA cảnh báo nếu Takata không nộp báo cáo vào hạn chót ngày 2/12, cơ quan này sẽ xếp những chiếc xe dùng túi khí Takata vào dạng bị lỗi gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ngoài ra, Takata phải đối mặt với nguy cơ bị phạt lên tới 7 nghìn USD/ mỗi chiếc xe lỗi túi khí. NHTSA ước tính, chỉ riêng trên thị trường Mỹ, có khoảng 7,8 triệu chiếc xe “dính” lỗi túi khí. 

Chuyên gia phân tích Shintaro Niimura thuộc Công ty Nghiên cứu Tín dụng Nomura cho biết, lệnh mở rộng triệu hồi gây thiệt hại khoảng 600 triệu USD. Theo tính toán của ông Shintaro, “Takata có lẽ cần gần 1,7 tỷ USD giải quyết sự cố này, trong khi hiện nay Takata chỉ có khoảng 70 triệu USD tiền mặt và tiền gửi. Do đó, tài chính của Takata sẽ bị vắt kiệt”. Ông Niimura nhận định, nếu Takata có bất cứ bước đi nào sai lầm thì họ dễ rơi vào khủng hoảng nợ hoặc phá sản. 

Chưa rõ hướng khắc phục

Dù giữa tâm “cơn bão triệu hồi”, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Takata, ông Shigehisa Takada, 48 tuổi, vẫn không mấy lo ngại. Một số đối tác kinh doanh giấu tên cho biết, chỉ vài ngày sau phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 21/11, ông Shigehisa nói với họ rằng, đang đích thân giải quyết sự vụ. Đồng thời, ông này khẳng định đã xác định và sửa chữa nguyên nhân chính gây ra lỗi túi khí. Ông Shigehisa cho biết, công ty đã cải thiện đáng kể hóa chất sử dụng trong loại túi khí mới thay thế túi khí bị lỗi. Và việc cần làm bây giờ là Takata chỉ cần thay thế tất cả các túi khí lỗi bằng loại túi khí cải tiến càng nhanh càng tốt. Một trong số các đối tác giấu tên trên đánh giá, Chủ tịch Takata hành động như thể vụ bê bối triệu hồi hàng triệu ô tô không có vấn đề gì đáng ngại.

Nhận xét về ông Shigehisa, một đối tác khác cho biết, Chủ tịch Takata là “một người đàn ông tốt bụng, rất chân thành và có vẻ có năng lực. Tuy nhiên, xem ra, ông ấy không nhận thấy cuộc khủng hoảng này đã vượt ngoài tầm kiểm soát”. Dù khẳng định chắc nịch sẽ giải quyết êm thấm sự việc này, ông Shigehisa vẫn chưa giải thích được với các đối tác chính xác Takata đã làm gì để cải tiến hóa chất trong túi khí cũng như quá trình sản xuất. 

Phía đối tác cho rằng, sự thiếu năng lực và tầm nhìn trong giải quyết vấn đề này của ông Takata có lẽ ảnh hưởng từ người mẹ, bà Akiko, 74 tuổi, cựu Giám đốc điều hành của Takata và hiện đang đứng đầu Tổ chức Takata phi lợi nhuận. Các nhà phân tích đánh giá, bà Akiko vẫn có tiếng nói trong công ty như một cố vấn đặc biệt. 

Một đối tác của Takata từng làm việc với bà Akiko nhận định, “trong kinh doanh, bà Akiko rất mạnh mẽ và luôn cố áp đặt cách làm của bà bằng mọi giá có thể”. Đối tác này cho rằng, “là con trai của bà Akiko và đang ở bước đầu tập sự làm lãnh đạo, ông Shigehisa sẽ chẳng thể tự đưa ra quyết định riêng”. 

Công ty Takata do ông nội của ông Shigehisa thành lập 80 năm trước từ một nhà máy dệt. Ông Shigehisa gia nhập Takata ngay sau khi tốt nghiệp đại học và trở thành Chủ tịch năm 2007 lúc ông 41 tuổi, sau đó nắm giữ chức Giám đốc điều hành sau khi người cha - ông Juichiro qua đời năm 2011.

Trang Trần   

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.