• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Mua xe ngoại phải “đấu giá” phụ kiện, khách tìm mua xe nội

10/08/2018, 08:35

Dù các mẫu ô tô ngoại đã được nhập khẩu nhiều hơn nhưng khách hàng vẫn phải mòn mỏi chờ đại lý giao xe.

21

Khách hàng tìm hiểu mẫu xe Honda CR-V thế hệ thứ 5 ra mắt cuối năm 2017 - Ảnh: Hoàng Cường

Dù các mẫu ô tô ngoại đã được nhập khẩu nhiều hơn nhưng khách hàng vẫn phải mòn mỏi chờ đại lý giao xe hoặc bị ép mua phụ kiện nếu muốn lấy xe ngay. Quá mệt mỏi, nhiều khách hàng đã quyết định chuyển sang mua xe lắp ráp trong nước.

Phải “đấu giá” phụ kiện để được lấy xe sớm

Kể từ khi mẫu ô tô Honda CR-V thế hệ mới bán ra, nhiều lần khách hàng của Honda phàn nàn về việc bị đại lý ép mua thêm phụ kiện. Ngay cả khi nguồn cung đã dần đi vào ổn định, mẫu xe ăn khách nhất của hãng vẫn gặp tình trạng kể trên. Tại nhiều đại lý, những gói phụ kiện từ 40 - 70 triệu đồng được các đại lý ấn vào tay người mua xe, thậm chí với cả những người đã đặt cọc xe từ năm trước. Anh Trần Ngọc Đức (Hải Phòng) là một trong nhiều khách hàng vừa quyết định rút cọc đặt mua Honda CR-V sau 3 tháng chờ nhận xe cho biết, đặt mua Honda CR-V từ tháng 5/2018 và trong hợp đồng đại lý có ghi cuối tháng 6/2018 sẽ giao xe. Nghĩ đại lý sẽ thực hiện đúng hợp đồng nên anh đã bán chiếc ô tô đang sử dụng, chấp nhận di chuyển bằng xe máy để chờ lấy xe mới. Tuy nhiên, đến đầu tháng 8/2018, đại lý vẫn báo chưa có xe. Quá mệt mỏi anh đã quyết định rút cọc để tìm mua xe Mitsubishi Outlander 2018 - một mẫu xe đang được lắp ráp trong nước.

Trên một số diễn đàn ô tô, nhiều thành viên cũng liên tục bày tỏ sự bức xúc, mệt mỏi vì đã quyết định đặt mua xe nhập khẩu. Chia sẻ trên Hội Honda CR-V, một thành viên cho biết: “Chính thức hôm nay tôi đã rút cọc. Trong khi các đại lý Honda vẫn yêu cầu phải đợi mà không chốt lịch hẹn giao xe rõ ràng nếu không chấp nhận mua gói phụ kiện. Khi hỏi lịch giao xe, nhân viên bán hàng còn trả lời tỉnh queo, nếu khách hàng không đợi được có thể qua rút cọc không vấn đề gì”.

Theo Tổng cục Hải quan, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tháng 7 tăng tới 96,3% so với tháng 6 và kim ngạch đạt gần 135 triệu USD, tăng 63,9% về trị giá so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam là 18.960 chiếc, trị giá 464 triệu USD, giảm 67,2% về lượng và giảm 61,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Không chỉ Honda CR-V, mẫu xe ăn khách khác là Toyota Fortuner cũng gặp phải hiện tượng “bia kèm lạc”. Thậm chí, có những đại lý còn đề nghị khách hàng phải mua bộ phụ kiện có giá trị hơn 100 triệu đồng. Điều đáng nói, giá bán các loại phụ kiện thường cao gấp hai, thậm chí gấp ba lần trên thị trường dù những món đồ này không phải đồ chính hãng phân phối.

Đơn cử, theo báo giá phụ kiện của một khách hàng cung cấp, chiếc camera hành trình Pioneer ND-DVR100 có giá thực tế bên ngoài là 4,4 triệu đồng nhưng trong báo giá của đại lý lên tới 8,4 triệu đồng. Tương tự, nẹp bước chân có đèn LED được chào giá tới gần 7 triệu trong khi tại các showroom nội thất bên ngoài đang chào bán chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng cho bộ phụ kiện này.

Theo một nhân viên đại lý Toyota tại Hà Nội, mẫu xe Fortuner đã về tới đại lý với số lượng hạn chế và đã được giao tới tay khách hàng. Tuy nhiên, ở đợt đầu tiên này, xe về rất ít, số lượng mỗi màu chỉ được khoảng 1 - 2 xe và đại lý sẽ chỉ có khoảng 40 chiếc các kiểu loại nên khách muốn nhận xe ngay sẽ phải chấp nhận mua phụ kiện theo hình thức “đấu giá”.

“Việc đấu giá phụ kiện dành cho những khách hàng đặt xe trong thời gian gần đây và khách nào chịu chi, chấp nhận mua nhiều phụ kiện hơn sẽ được nhận xe trước. Ví dụ như xe Fortuner bản máy dầu số sàn hiện nay phụ kiện phải mua tối thiểu là 70 triệu đồng. Khách nào trả cao hơn sẽ được nhận xe trước. Nếu khách hàng không muốn đợi hoặc muốn rút cọc, với tình hình hiện nay, đại lý vẫn sẽ tạo điều kiện hoàn trả lại toàn bộ tiền cọc”, nhân viên kinh doanh này cho biết.

Nhiều khách hàng sau khi thấy Toyota Fortuner bị ép mua phụ kiện với giá rất cao mới được nhận xe, từ 70 - 150 triệu đồng đã rút cọc chuyển qua tìm mua các mẫu xe cùng phân khúc khác mà không phải mua phụ kiện.

Quay lại tìm mua xe trong nước

Theo báo cáo doanh số ô tô mới nhất tại Việt Nam, do việc mua xe nhập khẩu khó khăn, bị ép mua thêm phụ kiện cả trăm triệu đồng khiến khách hàng đang dần quay sang mua các mẫu xe lắp ráp trong nước để không phải chờ đợi, đội giá. Điều này được thể hiện ngay trên tương quan về doanh số của các mẫu xe nhập khẩu với xe lắp ráp trong cùng phân khúc.

Cụ thể, nếu trong tháng 4/2018, khi mới được bán ra, Honda CR-V đạt kết quả kinh doanh rất lạc quan, vượt lên so với các đối thủ với doanh số 1.507 xe. Tuy nhiên, tháng 5/2018, doanh số Honda CR-V đã giảm hơn nửa chỉ còn 700 xe, xếp sau về mặt doanh số của mẫu xe lắp ráp trong nước Mazda CX-5 cùng phân khúc (1.055 xe).

Cũng trong tháng 6/2018, mẫu xe lắp ráp trong nước Nissan X-Trail cũng đạt doanh số cao gần gấp 3 lần tháng trước, đạt 156 xe bán ra (tháng 4/2018 bán được 58 xe). Mẫu xe lắp ráp trong nước Mazda CX-5 cũng tiếp tục tăng doanh số từ 1.055 lên 1.130 xe trong khi Honda CR-V vẫn gần như “dậm chân tại chỗ”.

Bên cạnh những mẫu xe kể trên, hàng loạt các mẫu xe lắp ráp trong nước như: Toyota Vios, Hyundai i10, Hyundai Accent, Ford EcoSport… cũng đang “hưởng lợi” từ chính sách bán hàng của các đại lý bán xe nhập khẩu khi doanh số tăng đột biến. Thậm chí nhiều mẫu xe không kịp sản xuất để cung ứng cho thị trường.

Trả lời câu hỏi về việc đại lý “ép khách hàng mua phụ kiện để nhận xe CR-V”, Tổng giám đốc Honda Việt Nam - ông Toshio Kuwahara cho biết: “Phía Honda Việt Nam đã nhiều lần đề nghị các đại lý ô tô ổn định giá bán. Tuy nhiên, nếu HVN làm mạnh, cắt phân phối xe cho những đại lý như trên họ sẽ kiện ngược theo Luật Cạnh tranh và vấn đề càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Quan trọng nhất vẫn là yếu tố cung cầu. Nguồn cung thiếu thì đại lý vẫn đẩy giá và bán thêm phụ kiện, còn ngược lại thì không sao. Do đó, chúng tôi đang nỗ lực để đáp ứng nguồn cung tăng lên, kịp với nhu cầu của thị trường”, ông Kuwahara cho biết.

Trao đổi với phóng viên, đại diện truyền thông Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, đến thời điểm hiện tại, hãng vẫn chưa thể đưa ra những thông tin cụ thể về việc khi nào mới chấm dứt tình trạng khan hiếm các mẫu xe nhập khẩu. Về việc có thông tin đại lý ép khách mua phụ kiện mới được nhận xe Fortuner sớm, đại diện TMV khẳng định, việc giao xe phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc “khách hàng đến trước được nhận xe trước”. Ngoài ra, tất cả các giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên hợp đồng ký kết giữa khách hàng và đại lý. Hợp đồng này đã được thỏa thuận kỹ càng và nhận được sự đồng thuận từ cả 2 phía.

Ô tô nhập khẩu về ngập cảng

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.