• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

“Tàu cao tốc” TPP và cơ hội của công nghiệp ô tô Việt Nam

25/07/2016, 07:03

Thị trường ôtô Việt Nam sẽ đi vào giai đoạn ô tô hóa (motorization) vào năm 2025 với tỷ lệ trên 40 xe/1.000 dân.

Xegiaothong_cong_nghiep_o_to
Ngành Công nghiệp ô tô cần có sự chuẩn bị mọi mặt về hạ tầng, quản trị, nhân lực

Để trụ vững và phát huy lợi thế của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành Công nghiệp ô tô cần có sự chuẩn bị mọi mặt về hạ tầng, quản trị, nhân lực nhằm bước vào chuỗi cung ứng phụ tùng, linh kiện cho các thành viên.

Ưu đãi thuế, tận dụng thế nào?

12 nước tham gia TTP là một thị trường lớn, chiếm 40% kinh tế toàn cầu, trong đó 4  nước có nền công nghiệp ô tô lớn nhất thế giới là: Nhật Bản, Mỹ, Canada và Mexico. Để được ưu đãi thuế, phí nhập vào thị trường TPP, tỷ lệ linh kiện xuất xứ nội khối lắp trên xe sản xuất tại một nước thành viên phải đạt 45%. Đây là cơ hội và thách thức lớn để Việt Nam có thể vượt qua Thái Lan, nước không phải thành viên TPP, nhưng lại đang cung cấp linh kiện ô tô rất lớn cho các hãng ô tô Nhật Bản. Do vậy, thời gian tới, nhiều khả năng sẽ có sự thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản, đặc biệt là sự chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam.

Trong 5 nhóm thị trường ô tô của thế giới, Việt Nam thuộc nhóm 3, tức là những quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng thị trường cao phụ thuộc vào sức mua lớn và mật độ xe thấp. Tăng trưởng thị trường ô tô hàng năm gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP.

Dự kiến, thị trường ô tô Việt Nam sẽ đi vào giai đoạn ô tô hóa (motorization) vào năm 2025 với tỷ lệ trên 40 xe/1.000 dân và dân số khoảng 120 triệu người với GDP khoảng trên dưới 3.000 USD. Nhu cầu thị trường ô tô sẽ đạt gấp 6-8 lần so với hiện nay, nhu cầu về xe con sẽ khoảng 800-900 nghìn xe/năm.

Hướng phát triển quan trọng nhất là Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong khối TPP đầu tư sản xuất linh kiện cung cấp cho các mẫu xe lắp ráp tại các nước thành viên. Với sự đầu tư về công nghệ, thiết bị cùng năng lực quản trị của nhà đầu tư nước ngoài trên nền tảng cơ sở hạ tầng có sẵn của doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết để ngành Công nghiệp ô tô bước vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; Tiếp thu, chọn lọc và khai thác công nghệ cao một cách phù hợp; đào tạo và xây dựng phương pháp quản trị, tác phong làm việc công nghiệp cho đội ngũ quản lý và  công nhân...

Hướng phát triển thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo dựng sẵn cơ sở hạ tầng cho công nghiệp ô tô như logistics (kho, cảng biển, vận chuyển hàng hóa…); tổ chức đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao có khả năng tiếp nhận tốt sự chuyển giao công nghệ từ đối tác nước ngoài. Trong bối cảnh và điều kiện như vậy, sự hợp tác chặt chẽ với công nghiệp ô tô quốc tế và năng lực tiếp thu thành công chuyển giao công nghệ là con đường khả thi nhất để phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam.

Như thế, công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn cơ hội, thậm chí vẫn có thể cạnh tranh tốt trong khu vực ASEAN nếu chúng ta có những chính sách phù hợp để phát triển trong TPP. Ngoài ra, việc thành lập những cụm công nghiệp ô tô với những doanh nghiệp ô tô đầu tàu và một đối tác chiến lược nước ngoài tầm cỡ cùng chính sách phù hợp để kết nối các nhà cung cấp linh kiện, các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm công nghiệp hỗ trợ và các nhà lắp ráp ô tô là điều kiện đủ để hội nhập thành công.

Doanh nghiệp nào có thể sẵn sàng?

DJI_0053
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải hiện có quy mô lớn nhất Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện về hạ tầng, nhân lực để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong số 14 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô của Việt Nam hiện nay, Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) luôn dẫn đầu với thị phần năm 2015 chiếm 38,6%. Sau 13 năm xây dựng và phát triển, Thaco đã xây dựng Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải (tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam) có qui mô lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 506 ha. Khu công nghiệp này có công suất trên 200.000 ô tô/năm với đầy đủ các dòng xe: Du lịch, xe khách, xe tải và xe chuyên dụng tỷ lệ nội địa hóa đến 50% với đội ngũ trên 7.000 kỹ sư và công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp.

Hiện nay, Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải đã có 26 đơn vị, nhà máy, trong đó có 5 nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, 10 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng, các đơn vị hỗ trợ bao gồm: Trường cao đẳng nghề, trung tâm nghiên cứu & phát triển, các đơn vị cơ điện, đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng và logistic vận chuyển đường bộ, đường biển và cảng biển.

Có thể nói, công nghiệp ô tô Việt Nam trong quá trình hội nhập đang đặt kỳ vọng lớn vào doanh nghiệp đầu tàu như THACO, đồng thời cũng dồn không ít gánh nặng lên đôi vai của doanh nghiệp này.

Giá xe sẽ giảm ít nhất 20-30%

Theo một chuyên gia kinh tế, với quy định ưu đãi về thuế  nhập khẩu đối với các xe sản xuất từ linh kiện nội khối, giá xe sau TTP chắc chắn giảm mạnh. Cụ thể, với mức thuế suất nhập khẩu bình quân hiện 54-75%, nếu giảm xuống còn 0-3% như cam kết TPP, giá xe sẽ giảm 20-30% so với hiện hành, với điều kiện các mức thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt không đổi cũng như các yếu tố liên quan như tỷ giá, chính sách về thị trường ô tô không đổi.

Cùng với đó, một loạt các Hiệp định Thương mại tự do ASEAN, EU cùng có hiệu lực vào năm 2018, thị trường ô tô sẽ càng cạnh tranh gay gắt giữa xe nhập khẩu với xe sản xuất trong nước, cũng như giữa xe nhập từ các khu vực với nhau. Khi đó, chắc chắn người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn cả về giá cả lẫn chất lượng dịch vụ.

Thảo Nguyên

Nhìn thấy được điều này, bên cạnh những chính sách mở của Khu kinh tế mở Chu Lai, THACO đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ bài bản cho nhà đầu tư nước ngoài về xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà máy; dịch vụ cảng và logistics hiện đại và thuận tiện; nguồn nhân lực từ trường cao đẳng nghề có quy mô đào tạo 2.400 chuyên viên kỹ thuật chuyên nghiệp cho đến các yếu tố điện, nước, môi trường...

Một số nhà công nghiệp ô tô nước ngoài khi làm việc với Thaco đã phải công nhận: “THACO có nguồn nhân lực có thể tiếp thu công nghệ cao một cách hợp lý và sáng tạo; có cơ sở hạ tầng và thị trường để làm công nghiệp ô tô; có mô hình quản trị bền vững đáp ứng được các tiêu chí hội nhập vào thế giới công nghiệp ô tô; có các dòng sản phẩm đa dạng và phù hợp thị trường... Nhà nước cần có chiến lược, chính sách phù hợp để hỗ trợ THACO phát triển”.

Đầu tư phát triển công nghiệp ô tô là kết quả hiển nhiên về sự lớn mạnh của thị trường ô tô nội địa và công nghiệp sản xuất linh kiện. Với thuận lợi của TPP, Việt Nam sẽ hấp dẫn các tập đoàn ô tô của các quốc gia trong và ngoài TPP.

Nắm bắt và bước vào được Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này cũng giống như Việt Nam lên được “tàu cao tốc TPP”. Công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ có sự thay đổi nhanh chóng và tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Để làm được công việc trọng đại đầy cơ hội và không ít thách thức của TPP, phải có những doanh nghiệp hàng đầu như THACO đóng vai trò đầu tàu đảm bảo công nghiệp ô tô Việt Nam theo kịp và đứng vững trong “chuyến tàu cao tốc” TPP lịch sử này.

Đại học Bách khoa TP HCM

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.