• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Nhật Bản đang tụt hậu trong sản xuất ô tô tự lái

20/09/2017, 09:02

Nhật Bản chắc chắn không thể bỏ qua lĩnh vực sản xuất ô tô tự lái.

35

Xe lau dọn sàn tự lái đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều siêu thị lớn ở các nước trên thế giới

Nhiều người ngỡ rằng, là một cường quốc khoa học công nghệ, Nhật Bản chắc chắn không thể bỏ qua lĩnh vực sản xuất ô tô tự lái, được dự đoán là xu hướng đầy triển vọng của tương lai. Thực chất, Nhật cũng đặt mục tiêu về ô tô tự hành nhưng không mấy mặn mà, thậm chí, một số công ty Nhật chọn một phân khúc nhỏ và riêng rẽ trong thị trường này để phát triển.

Nhật thụt lùi trên thị trường ô tô tự động lái

Tập đoàn Cố vấn Boston (có trụ sở tại Mỹ hiện đang có mặt tại 48 quốc gia) đánh giá, thị trường xe chạy hoàn toàn hoặc một phần tự động sẽ phát triển tới gần 77 tỉ USD, chiếm 1/4 tổng số xe mới được bán ra, tính đến năm 2035. Ngoài người tiêu dùng, các công ty đặt xe qua ứng dụng điện thoại và chuyển hàng cũng là đối tượng khách hàng lớn của thị trường xe tự lái.

Là cường quốc khoa học, công nghệ, sở hữu nhiều hãng xe ô tô nổi tiếng thế giới, Nhật Bản chắc chắn không thể không tham gia vào xu hướng công nghệ ô tô tương lai. Chính phủ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật đặt mục tiêu đưa xe tự lái vào phục vụ Thế vận hội mùa hè 2020 tại Tokyo. Trong đó, các công ty Nhật sẽ xây dựng một bản đồ “One Stop” nhiều lớp, bao gồm các thông tin động và tĩnh đủ để các phương tiện tự lái định vị và di chuyển an toàn.  

Hãng sản xuất ô tô Nissan của Nhật cũng tự tin công nghệ hỗ trợ lái bán tự động ProPilot của họ sẽ được phát triển trở thành công nghệ tự lái hoàn toàn và đặt mục tiêu đưa Nissan đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xe tự hành đại chúng. Nếu thành công, đây có thể là bước nhảy vọt so với các đối thủ Mỹ như: Waymo, Uber và Tesla.

Giám đốc Nghiên cứu Nissan, ông Kazuhiro Doi cho biết: Chiến lược của Nissan không phải là đầu tiên trên thị trường xe tự lái nhưng là đầu tiên trên thị trường sản xuất đại chúng. Dù tham vọng nhưng ông Doi phải thừa nhận, công nghệ ProPilot của Nissan chưa đủ tiên tiến. Hệ thống ProPilot có thể tự điều khiển vô-lăng, phanh và khả năng tăng tốc, nhưng chỉ trong một làn đường. Trong khi AutoPilot của Tesla có thể thay đổi làn đường, nhận biết tốc độ giao thông, tự động ra khỏi đường cao tốc, tự đỗ khi gần chỗ đậu xe và phanh khẩn cấp.

Tờ San Francisco Chronicle dẫn lời một số chuyên gia phân tích cho rằng, các nhà sản xuất ô tô của Nhật đang tụt sau trong lĩnh vực công nghệ thị giác máy tính - điểm mấu chốt cho phép xe tự lái có thể di chuyển trên đường phố an toàn. Hiện nay, Waymo, công ty con của Alphabet đang phát triển dự án ô tô tự lái của Google và đi tiên phong trong lĩnh vực này. Waymo đã đưa 600 xe tải nhỏ sử dụng công nghệ tự lái di chuyển trên đường phố thực. Năm 2015, tại Texas Waymo đã thành công khi đưa một người mù tới địa điểm cần đến bằng xe tự hành một cách an toàn.

Ông Gene Munster, đối tác quản lý của công ty theo dõi ngành công nghiệp xe tự lái Loup Ventures nhận định, các nhà sản xuất ô tô Nhật có chung vấn đề: Họ giỏi về chuyên môn sản xuất ô tô nhưng xuất sắc ở công nghệ bản đồ hóa và thị giác máy tính nhưng cũng có thứ họ chưa mạnh bằng các công ty Mỹ.

Chọn phân khúc nhỏ

Một số nhà sản xuất ô tô của Nhật chọn cho mình hướng đi khác trên thị trường ô tô tự lái. Nhiều công ty như Yamaha Motor tìm cách phát triển công nghệ tự lái có thể ứng dụng ngay như phương tiện di chuyển trong quãng đường ngắn, sử dụng trong dịch vụ vệ sinh, nông nghiệp, tuần tra…

Hiện nay, Yamaha đã bắt tay với công ty khởi nghiệp Tier IV để phát triển dịch vụ, trong đó các phương tiện tự lái sẽ giúp chở khách với tốc độ chậm trên quãng đường nếu đi bộ sẽ mất khoảng 20 phút. Ở phân khúc này, các quy định ATGT bớt khắt khe hơn, đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại của người cao tuổi trong bối cảnh tình hình già hoá dân số tại Nhật không ngừng tăng.

Ông Shinpei Kato, Phó Giáo sư Khoa học thông tin tại Đại học Tokyo, hiện đang giữ vị trí Giám đốc Công nghệ của Tier IV nhận định: Các phương thức vận tải tốc độ chậm, trong không gian hạn chế, quãng đường ngắn có thể được thực hiện sớm hơn. “Chúng tôi không tập trung vào xe ô tô tự lái vì thị trường này vốn quá chật chội và Google rõ ràng đang dẫn đầu”, Giám đốc điều hành công ty phần mềm Brain (Mỹ), ông Eugene Izhikevich nói.

Doanh nghiệp này vốn cho ra mắt nhiều loại máy tự động cỡ lớn có thể vệ sinh sàn tại sân bay và một số cơ sở thương mại khác tại Mỹ và đang nhận đầu tư từ Tập đoàn SoftBank qua quỹ Vision Fund trị giá 93 tỉ USD của Nhật. Công ty này nhận thấy nhiều tiềm năng ứng dụng công nghệ tự lái của họ vào robot vận tải trong nhà máy hoặc xe lăn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.