• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Sản xuất ô tô trong nước bất ngờ tăng trưởng mạnh

02/07/2018, 07:51

Những tháng đầu năm 2018, sản xuất ô tô trong nước bất ngờ tăng trưởng 10%, xe nhập giảm mạnh.

3

Nhiều nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô mới đã và đang được đầu tư tại Việt Nam

Trước thời điểm thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực Asean bằng 0% từ 1/1/2018, các liên doanh ô tô đều tính toán thu hẹp sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2018, sản xuất ô tô trong nước bất ngờ tăng trưởng 10%, xe nhập giảm mạnh. Đây chính là kết quả từ Nghị định 116...

Xe nội lên ngôi

Năm 2018, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) của Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO). Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô trong nước (VAMA), 5 tháng đầu năm 2018, doanh số của ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã tăng trưởng 10%, trong khi lượng xe nhập khẩu giảm 46% so với cùng kỳ.

Tính đến hết tháng 5/2018, doanh số của THACO tăng trưởng khoảng 4,5% so với cùng kỳ năm 2017. Với việc lắp ráp toàn bộ các thương hiệu: Mazda, Kia, Thaco Bus, Thaco Truck và 2 mẫu xe Peugeot, doanh số THACO trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 42.438 xe (năm 2017 là 40.600 xe).

"Tính đến thời điểm hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đã chủ động, tích cực hoàn thiện các thủ tục liên quan và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất của doanh nghiệp sản xuất để đáp ứng lộ trình trước ngày 17/4/2019”.

Ông Trần Quang Hà
Phó vụ trưởng Vụ KH&CN
(Bộ GTVT)

Đặc biệt, từ khi chuyển sang lắp ráp trong nước 2 mẫu xe Peugeot 3008 và 5008 hoàn toàn mới, doanh số Peugeot tại Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Chỉ trong quý I/2018, doanh số của hai mẫu xe này đã lên tới 1.602 xe, gấp gần 13 lần so với doanh số của cả năm 2017, khi mẫu xe này còn nhập khẩu. Thành công của Peugeot được nhiều chuyên gia đánh giá là do THACO đã thức thời khi chuyển hoàn toàn từ nhập khẩu sang lắp ráp, giúp giá thành 2 mẫu xe trên giảm đáng kể.

Trong khi đó, thương hiệu ô tô Nhật Mitsubishi Motors lần đầu tiên sau 23 năm hoạt động ở Việt Nam đã lắp ráp mẫu xe Outlander ở nhà máy tại Việt Nam và cho xuất xưởng vào cuối tháng 1 vừa qua với giá bán giảm khoảng 200 triệu đồng/chiếc so với xe nhập khẩu nguyên chiếc tại Nhật Bản. Cho biết lý do chuyển hướng sang lắp ráp xe trong nước, Phó chủ tịch Tập đoàn Mitsubishi Motor Kozo Shiraji nhận định, Việt Nam là một thị trường tiềm năng của Tập đoàn trong khu vực Đông Nam Á do có lợi thế nguồn lao động trẻ, có tay nghề và quan trọng nhất là các chính sách khuyến khích sản xuất trong nước hiện nay.

Đối với Toyota Việt Nam (TMV), trong nửa năm 2018 tuy chưa nhập khẩu nhưng doanh nghiệp này vẫn duy trì tốt việc bán hàng bằng các dòng xe CKD. Trong 5 tháng đầu năm 2018, các mẫu xe CKD của Toyota Việt Nam đạt mức tăng trưởng tới 28% so với cùng kỳ năm trước. Theo bà Đỗ Thu Hoàng, Phó tổng giám đốc TMV, tính riêng 5 tháng đầu năm 2018, doanh số xe CKD của Toyota tại thị trường Việt Nam tăng trưởng gần 45% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả tăng trưởng dòng xe CKD tại Việt Nam được coi như sự đảm bảo về cam kết đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam của Toyota.

Hyundai Thành Công (HTC) cũng là một doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư mạnh vào việc “nội địa hóa” các dòng sản phẩm ô tô. Tuy doanh nghiệp duy nhất nằm ngoài VAMA này chưa công bố doanh số bán hàng nhưng theo đại diện của HTC, các nhà máy của hãng đang phải hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

Ấn tượng nhất trong các loạt sản phẩm của HTC là mẫu xe Accent mới. Mẫu xe này mỗi tháng cho xuất xưởng khoảng 2 nghìn xe nhưng hiện vẫn rơi vào tình trạng “cháy hàng”. Theo nguồn tin của Báo Giao thông, hiện tại các công nhân Nhà máy Hyundai tại Ninh Bình đang phải tăng ca để có xe đáp ứng hơn 7 nghìn đơn đặt hàng của khách.

Mới đây, HTC tiếp tục cho ra mắt mẫu xe 16 chỗ Solati cũng được lắp ráp trong nước. Tại lễ ra mắt, lãnh đạo Hyundai Thành Công cho biết: “Hãng đang tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trong nước để cố gắng nâng cao tỉ lệ nội địa hóa những mẫu xe của mình. Mục tiêu của HTC là sẽ nâng tỉ lệ nội địa hóa các mẫu xe của mình lên mức trên 40%, qua đó giúp giảm giá thành các mẫu xe lắp ráp bán ra và có thể xuất khẩu sang các nước trong khu vực”.

4

Nhiều nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô mới đã và đang được các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam (Trong ảnh: Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Hyundai Thành Công)

Thêm nhiều nhà máy sản xuất ô tô trong nước

Theo ông Trần Quang Hà, Phó vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT), hiệu ứng tích cực và rõ nhất của Nghị định 116 là việc các doanh nghiệp vốn trước đây dựa chủ yếu vào nhập khẩu ô tô, nay đang có xu hướng đầu tư, mở rộng các nhà máy sản xuất ô tô trong nước. Đây là tín hiệu tích cực và cũng là mục tiêu chính khi ban hành Nghị định 116. Cụ thể, đến nay các hãng xe như: GM, Mitsubishi, Toyota, Isuzu… đang tích cực hoàn thiện các thủ tục mở rộng, xây mới các nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp như Ford Việt Nam cũng cho biết, sẽ mở rộng các dải sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam.

Theo bà Đỗ Thu Hoàng, Phó tổng giám đốc TMV, hiện doanh nghiệp đã làm thủ tục xin thuê đất mở rộng dự án với diện tích khoảng 9,1ha thuộc phường Phúc Thắng và Hùng Vương TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc).

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị giải quyết vướng mắc trong việc thuê đất mở rộng dự án, TMV cho biết, trên cơ sở đánh giá và nhận định về sự phát triển của thị trường ô tô Việt Nam, TMV luôn mong muốn phát triển sản xuất ô tô tại Việt Nam. Do vậy, TMV đã quyết định xin mở rộng diện tích đất để đáp ứng yêu cầu về đường thử theo quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ Việt Nam, đồng thời nâng cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất để tăng công suất nhà máy lên 90.000 xe/năm.

Trước đó, Mitsubishi Việt Nam cũng cho biết đang lên kế hoạch mở thêm một nhà máy sản xuất ô tô lớn tại Việt Nam với tổng mức đầu tư khoảng 250 triệu USD, công suất dự kiến 30.000 - 50.000 xe/năm. Hiện, Phó chủ tịch Tập đoàn Mitsubishi Motors đã có mặt tại Việt Nam để triển khai kế hoạch này.

Nghị định 116 có tác động rõ nhất trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi tư duy sản xuất, tăng cường đầu tư trong nước phải kể đến trường hợp của GM Việt Nam. Theo ông Trần Quang Hà, khi Nghị định 116 ban hành, nếu áp các quy định mới thì GM Việt Nam không có đủ diện tích để cơi nới, mở rộng nhà máy. Vì vậy, để tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam, hãng xe này đã có động thái hợp tác với VinFast để đáp ứng các điều kiện nhằm duy trì hoạt động tại Việt Nam. Vì thế, Nghị định 116 ở mặt nào đó cũng là một phép thử đối với năng lực và cam kết đầu tư dài hạn, chuyên nghiệp của các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam.

Theo đại diện của Hyundai Thành Công, với chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất ô tô trong nước của Chính phủ, Hyundai Thành Công cũng đang gấp rút hoàn thành xây dựng nhà máy sản xuất ô tô thứ 2 với quy mô lớn nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành hãng xe số 1 Việt Nam...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.