• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Thế giới sắp “khai tử” xe chạy bằng xăng, dầu

11/07/2017, 10:15

Viễn cảnh phương tiện sử dụng động cơ đốt trong (chạy bằng xăng/dầu diesel) bị “khai tử” không còn là điều bất khả thi.

Volvo đề ra kế hoạch chỉ phát triển phiên bản điện

Volvo đề ra kế hoạch chỉ phát triển phiên bản xe điện/lai điện với các mẫu xe mới từ năm 2019

Viễn cảnh phương tiện sử dụng động cơ đốt trong (chạy bằng xăng/dầu diesel) bị “khai tử” trong tương lai không còn là điều bất khả thi khi hàng loạt quốc gia trên thế giới đang đặt mục tiêu cấm toàn bộ phương tiện chạy bằng xăng hoặc dầu diesel trong ít nhất 8 năm nữa. Đồng thời, nhiều hãng sản xuất ô tô có kế hoạch sản xuất xe điện trên tất cả các dòng xe trong tương lai. 

Viễn cảnh thế giới không còn xe chạy bằng xăng/dầu

Mới đây nhất, hồi đầu tháng 7, Pháp thông báo kế hoạch cấm xe chạy bằng xăng/dầu diesel vào năm 2040. Trước Pháp, hàng loạt các nước châu Âu như Hà Lan, Na Uy cũng công bố dự định bỏ xe chạy bằng xăng/dầu diesel tính đến năm 2025. Đức và Ấn Độ cũng có kế hoạch tương tự vào đầu năm 2030. 

Những kế hoạch tưởng chừng bất khả thi này càng có thêm cơ sở để thành hiện thực khi cùng thời điểm với thông báo của Pháp, hãng sản xuất ô tô Volvo cũng thông báo kế hoạch từng bước bỏ sản xuất các phương tiện chạy duy nhất bằng nhiên liệu hóa thạch. 

Trong thông báo, Volvo cho biết, tất cả các mẫu xe mới của hãng sẽ chỉ có phiên bản động cơ điện/lai điện (hybrid) từ năm 2019. Kế hoạch này đưa hãng trở thành nhà sản xuất ô tô truyền thống đầu tiên có kế hoạch “khai tử” các phương tiện chạy hoàn toàn bằng động cơ đốt trong sử dụng xăng/dầu diesel.

Volvo Cars thuộc sở hữu của Tập đoàn Geely, Trung Quốc, có trụ sở tại Torslanda, Gothenburg và có nhà máy tại đây cùng nhiều nhà máy khác tại Ghent, Bỉ và Thành Đô, Trung Quốc. Volvo cũng cho biết, hãng sản xuất này sẽ “trình làng” 5 mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện cùng xe lai điện trong giai đoạn 2019 - 2021. “Thông báo này đánh dấu chấm hết cho phương tiện chỉ vận hành bằng động cơ đốt trong. Volvo Cars từng thông báo kế hoạch bán tổng cộng 1 triệu xe điện tính đến năm 2025. Chúng tôi nói là làm và đây là cách chúng tôi thực hiện kế hoạch đó”, Chủ tịch, Giám đốc điều hành Volvo Håkan Samuelsson cho hay. 

Không riêng Volvo, rất nhiều hãng sản xuất ô tô châu Âu đang chạy đua để dẫn đầu thị trường xe điện. Hiện nay, tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu nước Đức Volkswagen đang nỗ lực để vươn lên dẫn đầu cuộc đua xe điện nhằm “tẩy rửa” tiếng xấu sau bê bối lừa dối khí thải gây chấn động toàn cầu. Nhiều nhà sản xuất xe hạng sang như BMW và Daimler cũng đang cạnh tranh thị phần trên thị trường xe điện nhưng đang gặp thách thức lớn vì những “tân binh” khởi đầu bằng sản xuất xe tự động lái và xe điện như Tesla (Mỹ).

Tại Mỹ, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump không mặn mà với các phương tiện thân thiện môi trường nhưng 9 bang bao gồm California đang thúc đẩy các tiêu chuẩn khắt khe hơn như bắt buộc 15% doanh số xe ô tô, xe tải bán ra năm 2025 phải là xe không phát thải (tức là gần như chạy hoàn toàn bằng điện).

Kiếm lời bằng xe điện không đơn giản

Hiện nay, nhờ hàng loạt trợ cấp từ chính phủ nhiều nước, lượng người mua xe điện tăng cao. Nhưng về lâu dài, để người dân thực sự ưa chuộng loại xe thân thiện môi trường này và các hãng ô tô có thể kiếm lời từ xe điện, chính phủ và các nhà sản xuất hiểu rằng, họ cần phải cải thiện thời lượng pin tạo thuận tiện cho người sử dụng, phát triển công nghệ để hạ giá thành sản xuất xe điện… Trở ngại lớn là chi phí để phát triển công nghệ điện. Tập đoàn Daimler đã chi 10 tỉ euro vào phát triển 10 mẫu xe điện mới tính đến năm 2022. Còn BMW, hệ số lợi nhuận hiện nay đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2010 vì tăng chi vào phát triển xe điện. 

Lợi nhuận của cả ngành ô tô thế giới sẽ bị co hẹp trong nhiều năm tới vì các nhà sản xuất vừa phải phát triển cả phương tiện động cơ đốt trong truyền thống vừa phải phát triển động cơ điện trước khi các phương tiện điện mang về lợi nhuận. Giám đốc thương hiệu của VW Herbert Diess cho biết, ngành sản xuất ô tô sẽ chứng kiến lợi nhuận vào khoảng năm 2020. “Đối với chúng tôi và với nhiều đối thủ khác, đây sẽ là khoảng thời gian thách thức lớn”, ông Diess nhận định.

Về Volvo, khi đưa ra kế hoạch trên, họ cũng lăn tăn vấn đề chi phí nhưng khẳng định, đã chuẩn bị đủ nguồn lực tài chính để thực hiện kế hoạch chuyển đổi này. Mặc dù chưa có dự đoán cụ thể về giá pin nên khó có thể ước tính chi phí toàn bộ kế hoạch chuyển đổi sang xe điện, nhưng vị CEO Volvo tự tin động thái trên sẽ đem lợi ích về cho nhãn hiệu Volvo.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.