• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Thông tư 20: Bản hợp đồng chất lượng?

26/07/2016, 07:38

Bản chất của Thông tư 20, giống như một bản hợp đồng nhằm đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Xegiaothong_kinh_doanh_o_to
Kinh doanh ô tô nhập khẩu gắn với các điều kiện hậu mãi để người tiêu dùng được hưởng chất lượng tốt nhất - Ảnh: Tạ Tôn

Bản chất của Thông tư 20, giống như một bản hợp đồng nhằm đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, từ đó gắn liền với chất lượng dịch vụ hậu mãi.

Do vậy, nếu DN kinh doanh ô tô đủ năng lực, đáp ứng được các điều kiện của nhà sản xuất thì khả năng ký kết hợp đồng nằm trong tay của họ. Và điều kiện kinh doanh đó rõ ràng không phải do Thông tư 20 hay Bộ Công thương đặt ra, mà do nhà sản xuất đặt ra.

Có thể nói, sự cạnh tranh sòng phẳng diễn ra không chỉ giữa các nhà phân phối, mà chính các nhà sản xuất cũng phải cạnh tranh để được nhà phân phối “để mắt” đến. Thực tế cho thấy, 2 thương hiệu Hyundai và Kia đều là của Tập đoàn Hyundai, Hàn Quốc, song tại Việt Nam lại do 2 DN khác nhau phân phối là Hyundai Thành Công và Trường Hải. Tương tự, cùng chung một nhà sản xuất, song tại Việt Nam, thương hiệu Rolls Royce được phân phối bởi CTCP Ô tô Regal trong khi thương hiệu BMW được phân phối bởi Euro Auto. Tổng giám đốc Audi Việt Nam Trần Tấn Trung từng thừa nhận, phân phối sản phẩm Audi tại Việt Nam rất tốt, song không thể kinh doanh Volkswagen hay Bentley. Hay DN của ông Trung đã từng phân phối nhãn hàng Citroen, song do làm không tốt đã phải chịu “mất” về tay Trường Hải.

Cũng cần phải nói thêm rằng, ô tô là một sản phẩm đặc thù. Khi một DN giao xe cho khách hàng, hợp đồng giữa hai bên không phải chấm dứt mà còn ràng buộc ít nhất 2-3 năm sau. Do vậy, các quy định liên quan đến điều kiện bảo hành, bảo dưỡng như nhà xưởng, đội ngũ kỹ thuật là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của không chỉ người tiêu dùng mà còn của cả cộng đồng.

Phân tích như vậy để thấy rằng, những nỗ lực siết chặt quản lý thị trường ô tô đáng ghi nhận. Điểm lo ngại Thông tư 20 có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, đẩy giá xe lên cao cũng không nhiều cơ sở bởi thực tế cho thấy, số lượng DN cũng như số lượng xe 9 chỗ nhập vào thị trường Việt Nam đã tăng dần trở lại; giá nhiều loại xe do chính hãng phân phối cũng vẫn giảm trong thời gian qua theo cung - cầu thị trường.

Tuy nhiên, để thị trường ô tô tiếp tục phát triển lành mạnh, không chỉ các nhà phân phối mà cả các nhà sản xuất vẫn phải tiếp tục rà soát, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động để giảm giá xe. Cùng đó, các DN phải có sự chuẩn bị mọi mặt từ nâng cao năng lực quản trị, thay đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao... Làm được điều đó, DN mới có “cửa” sống còn trước áp lực cạnh tranh khốc liệt khi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực tới đây. Và khi đó, những DN không đủ các điều kiện làm đại lý chính hãng chắc chắn cũng tự “rụng” khỏi thị trường, dù Thông tư 20 còn giữ hay bỏ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.