• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Toyota, Honda muốn tập trung vào các mẫu xe ăn khách tại Việt Nam

01/03/2017, 07:30

Đây là đề xuất của hai hãng xe này tại buổi làm việc với Bộ Công thương diễn ra chiều ngày 28/2.

cong-nghiep-ô-tô
Sau hơn 20 năm phát triển, công nghiệp ô tô vẫn còn những tồn tại lớn chưa thể hóa giải

Theo Báo Công thương, phát biểu tại cuộc đối thoại, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn 2013-2016 lượng xe sản xuất và nhập khẩu tăng nhanh với tốc độ trung bình 30%/năm. Xe sản xuất trong nước đáp ứng được 70% thị trường. 

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phát triển, công nghiệp ô tô vẫn còn những tồn tại lớn chưa thể hóa giải. Cụ thể, giá bán xe vẫn ở mức cao so với khu vực. Chất lượng xe chưa bằng xe nhập khẩu. Chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự mà mới chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản. Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe dưới 9 chỗ còn thấp.

Theo đánh giá, nguyên nhân được chỉ là chính sách thiếu ổn định, thiếu chương trình hành động cụ thể, dung lượng thị trường còn thấp. Môi trường cạnh tranh khi mở cửa hoàn toàn đối với thị trường ô tô trong nước vào năm 2018, khi chính sách thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc trong khu vực ASEAN xuống bằng 0% đã đến rất gần, lựa chọn phương án nhập khẩu hay sản xuất đã được nhiều doanh nghiệp tính đến. Nhiều doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước đã chuyển sang nhập khẩu một số mẫu xe mà trước đây đã sản xuất tại Việt Nam. Không ít doanh nghiệp đã tiến hành giảm sản xuất các mẫu xe hiện có để tập trung vào vài ba mẫu xe chính, có sức cạnh tranh cao.

Tại buổi tọa đàm, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô có vốn đầu tư nước ngoài đều cho biết, vẫn muốn sản xuất lắp ráp trong nước nhưng đồng thuận đề xuất cần có sự thay đổi về chính sách để duy trì cho ngành công nghiệp ô tô.

Trước mắt, giảm chủng loại xe lắp ráp để tập trung vào một số mẫu xe chính được thị trường ưa chuộng là giải pháp được Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam đưa ra. Theo đại diện của hai doanh nghiệp này, việc giảm các mẫu xe để dồn sức cho một vài mẫu xe ăn khách nhằm tăng dung lượng thị trường, tạo sức cạnh tranh về giá khi mức thuế giảm sâu trong thời gian tới.

Về lâu dài, theo đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), việc mở rộng thị trường một cách lành mạnh trong đó duy trì phát triển xe sản xuất trong nước là có thể. Tuy nhiên, đến năm 2018 lượng xe nhập khẩu có thể tăng nhiều. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc chính sách để tạo ra sự khác biệt giữa xe sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Ba nhóm giải pháp phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đã được Bộ Công Thương gợi mở với mục tiêu chính là duy trì sản xuất lắp ráp trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thứ nhất, tạo dung lượng thị trường bằng việc khuyến khích sản xuất ô tô trong nước. Hỗ trợ thị trường bằng các hàng rào kỹ thuật, chống gian lận thương mại như khai báo thuế, gian lận CO (tỷ lệ nội địa) nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan. Đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu.

Thứ hai, hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn linh kiện, phụ tùng…; Điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng; Nghiên cứu khả năng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa cao…

Thứ 3, phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó đề nghị các doanh nghiệp nội địa tham gia sản xuất phụ tùng linh kiện; Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa sản xuất linh kiện và phụ tùng thông qua chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.