• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tranh cãi giữ hay bỏ TT20: Chọn giá hay dịch vụ hậu mãi?

12/08/2016, 06:05

Đây là 2 luồng kiến nghị đáng chú ý của đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng.

Xegiaothong_nhap_khau_o_to_thong_tu20
Kiến nghị kinh doanh mua bán ô tô nên được đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng - Ảnh: Tạ Tôn

Đây là 2 luồng kiến nghị đáng chú ý của đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng tại buổi tọa đàm về “Giữ hay bỏ Thông tư 20” (Thông tư do Bộ Công thương ban hành ngày 12/5/2011 đã hết hiệu lực vào ngày 1/7/2016) tổ chức ngày 11/8 tại Hà Nội. Cuộc tọa đàm này diễn ra trong bối cảnh chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định “số phận” Thông tư 20/2011/TT-BCT về điều kiện nhập khẩu xe dưới 9 chỗ.

Giá giảm, chất lượng cũng sẽ tệ đi?

Trong cả hai trường hợp, các điều kiện trong Thông tư 20 tiếp tục giữ hoặc bị hủy bỏ thì giá ô tô nhập khẩu trong thời gian tới sẽ như thế nào, người tiêu dùng có được hưởng lợi không đang thu hút dư luận. Ông Nguyễn Đình Quyết, Giám đốc Công ty Hưng Hà cho rằng, nếu thị trường chỉ có các đại lý ủy quyền cung cấp xe thì chỉ có một giá, người tiêu dùng cũng chỉ biết giá của các đại lý. Bảo lưu quan điểm bãi bỏ hoàn toàn Thông tư 20, đại diện Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Minh Đức cho hay, nếu thị trường có hai, ba hay năm người cạnh tranh thì ai bán giá cao sẽ không có người mua nên buộc phải hạ giá. Lúc đó, lợi nhuận là đều nhau và ở mức thấp, người tiêu dùng sẽ hưởng lợi.

Phản biện lại các ý kiến trên, ông Nguyễn Đức Dư Khương, Giám đốc Chi nhánh Porscher Hà Nội cho hay, giá ô tô tại Việt Nam từ rất thấp tới rất cao thì yếu tố quan trọng là khai thuế nhập khẩu. “Các đại diện chính hãng bao giờ cũng có giá tốt nhất vì từ nhà máy tới thẳng showroom. Còn nếu đi đường vòng (nhập qua nước thứ ba, đại lý khác) thì làm sao giá giảm được”, ông Khương phân tích.

Khẳng định giá xe có thể giảm nếu các đại lý bớt những dịch vụ, trả lương công nhân thấp đi nhưng ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Chi nhánh Audi Hà Nội phân tích: “Tôi muốn bán rẻ hơn, tôi cắt dịch vụ, tôi cắt đào tạo kỹ thuật. Điều đó cũng có nghĩa, giá xe có thể giảm, song cùng đó là toàn bộ dịch vụ, quyền lợi của người tiêu dùng cũng giảm theo”, ông Dũng nói và đặt câu hỏi: “Khi mua hàng hóa thì phải cân nhắc cả phạm trù giá và chất lượng. Nếu giá giảm mà chất lượng dịch vụ đi xuống thì có chấp nhận không?”.

Chưa nhà nhập khẩu không chính hãng nào triệu hồi xe

Về Thông tư 20, ông Dũng cho hay, không nên bàn chuyện giữ lại hay bỏ đi vì theo Luật Đầu tư đến 1/7 thì Thông tư này cũng như các Thông tư khác đã hết hiệu lực. Giám đốc Chi nhánh Audi Hà Nội cho rằng, điều cần thiết hiện nay là tạo ra môi trường kinh doanh bảo vệ người tiêu dùng, Nhà nước thu được thuế, tạo hàng rào kỹ thuật thông qua bảo hành, sửa chữa mà khi bỏ Thông tư 20 nên nghĩ tới.

“Tôi được thông tin rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn một luật về điều kiện kinh doanh. Cách tốt nhất hiện nay, kể cả đối với Thông tư 20, là Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhanh dự án luật này để trình Quốc hội. Sau khi được Quốc hội thông qua thì chỉ có 265 điều kiện kinh doanh thôi và các nghị định dưới luật cũang không còn giá trị. Chứ cách làm vừa rồi không khoa học. Chúng ta làm gấp gáp, ba tuần, bốn tuần mà thẩm định 51 nghị định thì làm sao ký nổi”.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Ông Đoàn Hiếu Trung, Giám đốc điều hành Rolls-Royce Motor Cars Hanoi đồng tình khi cho rằng, các doanh nghiệp bán xe khó đảm bảo khắc phục mọi khiếm khuyết xe nếu không có mối liên hệ trực tiếp với hãng. Phụ tùng cũng chỉ đại lý chính hãng mới mua được. “Tôi không phiền bỏ Thông tư 20 nhưng nếu vậy, cơ quan Nhà nước phải đảm bảo điều kiện pháp lý công bằng hai bên. Chúng tôi đảm bảo được bảo hành, triệu hồi thì các doanh nghiệp nhập khẩu không chính hãng khác cũng phải đảm bảo được”, ông Trung đề nghị.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dịch vụ sau bán hàng, ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng tiểu ban Chính sách Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), phân tích, ô tô là loại hàng hóa có thời gian sử dụng lâu dài, nên cần bảo hành, bảo dưỡng định kỳ để luôn duy trì được hoạt động tốt nhất, đảm bảo ATGT, môi trường... “Chúng tôi chưa thấy nhà nhập khẩu không chính hãng nào tiến hành triệu hồi xe” ông Tuấn nói.

Dưới góc độ người tiêu dùng, ông Ngô Việt Dũng, Ban quản trị Diễn đàn Otofun cho biết, người tiêu dùng không quan tâm tới nguồn gốc xe là của nhà nhập khẩu ủy quyền hay không mà chỉ quan tâm tới giá cả, chất lượng dịch vụ. Do đó, ông Dũng cho rằng không nên điều chỉnh nhà nhập khẩu mà nên điều chỉnh tiêu chuẩn xe về an toàn, chất lượng. Nhà cung cấp phải đảm bảo công tác bảo hành, bảo trì, triệu hồi thì mới cho bán trên thị trường.

Ông Nguyễn Đông Phong, Phó trưởng phòng Chất lượngxe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam: Đề xuất đưa kinh doanh xe cơ giới vào danh mục ngành nghề có điều kiện

Về bản chất, việc ủy quyền cho nhà nhập khẩu chính hãng vừa có điểm hay và cũng có điểm chưa hay. Những nhà nhập khẩu ủy quyền có ưu thế về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng xe nhập khẩu. Nhưng cần xem xét nếu chỉ cho nhà phân phối ủy quyền nhập khẩu xe thì có vẻ hơi vi phạm chủ trương của Đảng, Chính phủ là tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp hoạt động.Nếu giữ Thông tư 20 thì cuộc chơi này tạo ra lo ngại tạo lợi thế về giá cả cho các hãng nước ngoài. Họ có lợi trong khi người tiêu dùng Việt Nam thì thua thiệt.Còn nếu bỏ Thông tư 20 thì có ưu điểm là cuộc chơi tương đối mở, không hạn chế quyền kinh doanh.

Nhưng các doanh nghiệp không được ủy quyền hạn chế về bảo hành, bảo dưỡng và kiểm định lô hàng.Trên cơ sở này, quan điểm của tôi là bỏ hoàn toàn Thông tư 20 cũng không hợp lý. Chúng ta đi đến mục tiêu đảm bảo chất lượng hàng hóa liên quan tới kỹ thuật. Do đó, chúng tôi đề xuất xây dựng hàng rào kỹ thuật. Ai đáp ứng được thì chấp nhận. Bộ GTVT khi xây dựng dự thảo Luật Đầu tư đã đề nghị đưa ngành nghề kinh doanh xe cơ giới vào danh mục ngành nghề có điều kiện nhưng không hiểu sao không được chấp nhận.

Trong phụ lục 4 của Luật Đầu tư, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ gồm lĩnh vực bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới. Đây là rào cản kỹ thuật hợp lý. Xe cơ giới là sản phẩm thường xuyên, sử dụng hàng ngày nên có khả năng gây mất an toàn. Bộ GTVT đang xây dựng hàng rào kỹ thuật bổ sung.

Đây là 2 luồng kiến nghị đáng chú ý của đại diện một số doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.