• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tranh cãi kiến nghị giảm thuế nhập linh kiện ô tô

12/10/2017, 13:42

Trước kiến nghị giảm thuế nhập linh kiện cho tất cả doanh nghiệp, đại diện Bộ Tài chính cho rằng không thỏa đáng.

IMG_3842

Bộ Tài chính mới đây đã trình Chính phủ đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô về 0%, nhằm giúp các hãng sản xuất ô tô trong nước giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá xe, tăng lợi thế cạnh tranh với xe nhập khẩu

Tại Hội thảo Công nghiệp ô tô và cơ hội phát triển diễn ra sáng nay (12/10), đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) kiến nghị, các chính sách thuế và chính sách liên quan đến ô tô cần ổn định và đồng bộ nhằm giúp thị trường tăng trưởng bền vững.

Đặc biệt, trong ngắn hạn, VAMA kiến nghị giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện nhập CKD từ năm 2018 cho tất cả các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất linh kiện ô tô mà không gắn với điều kiện về sản lượng, nội địa hoá. Đồng thời khi thị trường chưa đủ lớn, cần có ưu đãi cho các nhà sản xuất nội địa để duy trì sản xuất trong nước.

“VAMA rất ủng hộ chủ trương của Chính phủ thúc đẩy sản xuất xe và linh kiện ô tô tại Việt Nam. Tuy nhiên tôi xin nhấn mạnh, dung lượng thị trường và tiếp đó sản lượng là các yếu tố chủ chốt quyết định thành công cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô”, ông Toru Kinoshita, Chủ tịch VAMA cho biết.

Trước kiến nghị của VAMA, bà Nguyễn Thanh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, vì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nên thời gian qua Bộ Tài chính đã rất vất vả trong việc đưa ra giải pháp về chính sách thuế.

“Tôi thấy thất vọng về cái giải pháp đưa ra của VAMA. Các ông nói yếu tố quyết định là dung lượng thị trường, phát triển công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ nhưng lại chỉ đề nghị giảm thuế, không gắn với điều kiện sản lượng và nội địa hóa. Tuy nhiên, giảm thuế mà không gắn với yêu cầu về sản lượng thì khó duy trì được ngành công nghiệp ô tô. Trên thực tế, một số doanh nghiệp FDI đã giảm sản lượng các mẫu xe trong khi không tăng công suất".

Cũng theo bà Hằng, nếu không có điều kiện về tỷ lệ nội địa hóa, doanh nghiệp nhập linh kiện lắp ráp lại tháo rời chi tiết các linh kiện để nhập rời, hưởng thuế ưu đãi linh kiện. Năm 2018 đã cận kề, mục tiêu là phải giảm thuế có điều kiện. Mong các doanh nghiệp ủng hộ, không nên đưa ra quan điểm khác nữa.

Thực tế, Bộ Tài chính mới đây đã trình Chính phủ đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô về 0%, nhằm giúp các hãng sản xuất ô tô trong nước giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá xe, tăng lợi thế cạnh tranh với xe nhập khẩu khi thời điểm 2018 thuế nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN về 0% đang tới gần, qua đó bảo hộ ngành sản xuất ô tô nội địa.

Những linh kiện được áp dụng mức thuế 0% phải thoả mãn điều kiện không sản xuất được ở Việt Nam. Phương án đầu tiên cho thấy mức giảm chi phí sẽ sâu hơn, có lợi hơn cho hãng sản xuất.

Tuy nhiên, điểm ràng buộc trong đề xuất là không phải hãng xe nào có xe lắp ráp cũng được hưởng ưu đãi, mà đòi hỏi phải đảm bảo đủ nhóm ba điều kiện khác gồm: tỷ lệ tăng trưởng; sản lượng của hãng trong năm; sản lượng của mẫu xe đăng ký và tỷ lệ giá trị nội địa. Trong đó sản lượng chung tối thiểu phải từ 34.000 xe trở lên từ năm 2018.

Với lộ trình trên, theo nhận định căn cứ vào thực tế bán hàng và sản xuất, sẽ chỉ có 3 doanh nghiệp đủ điều kiện, gồm: Trường Hải, Hyundai Thành Công và Toyota Việt Nam.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Thời điểm này cần xem ưu tiên hỗ trợ đối tượng nào trước. Như hiện nay là hơi ngược vì chúng ta chủ trương hỗ trợ những doanh nghiệp lớn trước để thúc đẩy  quy mô thị trường. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa thì Nhà nước cũng đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ. “Để đề xuất những hỗ trợ như vậy chúng tôi đã phải cân nhắc rất kỹ việc đi bước nào trước, bước nào sau”.

Về định hướng phát triển công nghiệp ô tô ông Hải cho biết, sắp tới sẽ ưu tiên kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn của nước ngoài nhưng với điều kiện phải là doanh nghiệp chưa có cơ sở sản xuất trong khu vực như: Hyundai, Mazda… vừa qua để bảo đảm không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra khu vực, thế giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.