Động thái này được công bố trong một tài liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và phát triển Quốc gia công bố, theo tạp chí Forbes phiên bản châu Á.
Một mẫu xe điện mini là sản phẩm của liên doanh tại Trung Quốc
Kể từ năm 1994, các công ty nước ngoài tham gia vào ngành công nghiệp xe hơi đã bắt buộc phải thâm nhập thị trường Trung Quốc với tư cách là đối tác liên doanh 50:50 với một công ty địa phương.
Vào năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng tỷ lệ sở hữu tối đa lên 70%, khiến BMW tăng cổ phần của mình trong đối tác liên doanh mang tên Brilliance.
Các quy định liên doanh như thế này được thiết lập để các thương hiệu trong nước có nhiều lợi nhuận hơn và học hỏi công nghệ.
5 nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc hiện nay là SAIC, FAW, BAIC, Dongfeng và Shangan đều thuộc sở hữu nhà nước, từng bỏ vốn vào nhiều liên doanh.
Theo ghi nhận của Forbes, quyết định không bắt buộc phải liên doanh sẽ cho phép các nhà sản xuất ô tô như: Volkswagen, Ford, GM và Mercedes-Benz tiếp quản các liên doanh của họ bằng cách mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà sản xuất ô tô mới, như Rivian và Lucid, thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Tesla là một trường hợp hiếm hoi được thiết lập nhà máy 100% vốn FDI tại Trung Quốc, trước khi quy định nới lỏng liên doanh được ban hành.
Có nhiều lĩnh vực mà các công ty nước ngoài phải hình thành quan hệ đối tác liên doanh tại Trung Quốc, gồm khai thác đất hiếm, sản xuất thuốc lá, sản xuất và phân phối phim ảnh....
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận