• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Trung Quốc đầu tư trăm triệu USD vào “xe đạp Uber”

28/10/2016, 09:33

Xe đạp -biểu tượng của rất nhiều thành phố tại Trung Quốc trước khi ô tô bùng nổ - bắt đầu quay trở lại.

Trung Quốc đổ xô đầu tư vào dịch vụ mới nổi Uber c
Trung Quốc đổ xô đầu tư vào dịch vụ mới nổi - Uber xe đạp

Trong bối cảnh, giao thông tại các đô thị tắc nghẽn và ô nhiễm môi trường nặng nề vì bùng nổ ô tô cá nhân, các đại gia công nghệ Trung Quốc đổ hàng trăm triệu USD vào thị trường mới, dự kiến sẽ bùng nổ trong tương lai, đó là... “Uber xe đạp”.

Uber xe đạp - cơn sốt tương lai?

Xe đạp - biểu tượng của rất nhiều thành phố tại Trung Quốc trước khi ô tô bùng nổ - bắt đầu quay trở lại, kết hợp với công nghệ và internet thành dịch vụ “Uber xe đạp” hứa hẹn sẽ trở thành cơn sốt trong tương lai.

Hiện nay, hai công ty Mobike có trụ sở tại Thượng Hải và Ofo có trụ sở tại Bắc Kinh đang kêu gọi đầu tư để theo đuổi dịch vụ này. Chỉ riêng trong tháng qua, Mobike được Tập đoàn Công nghệ Tencent cùng nhiều nhà đầu tư khác hậu thuẫn, đã nhận được khoản đầu tư lên tới 100 triệu USD; Còn Ofo cũng huy động được 130 triệu USD từ Didi, hãng sản xuất điện thoại Xiaomi và Quỹ Đầu tư Mỹ Coatue, vốn đang đầu tư vào Facebook và Google. “Chúng tôi không ngờ lại thu hút nhiều nhà đầu tư đến vậy, thậm chí chưa từng nghĩ dịch vụ này lại nóng như hiện nay”, Zhang Siding, 26 tuổi nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Ofo cho biết. Zhang là một trong 5 sinh viên Bắc Kinh sáng lập công ty ofo từ năm 2015.

Cũng như Ofo, Mobike mới thành lập từ năm 2015. Song, chỉ qua một năm, hai công ty phát triển nhanh vượt bậc, thu hút hàng nghìn người dân thành thị sử dụng dịch vụ mỗi ngày và trở thành đối thủ của nhau. Ofo cho biết, họ có hơn 300 nhân viên, sở hữu 85 nghìn xe đạp cho thuê với năng suất 500 nghìn lượt khách/ngày. Trong khi đó, Mobike từ chối cung cấp số lượng nhân viên, nhưng Giám đốc điều hành Wang Xiaofeng cho biết, công ty có hơn 100 nghìn người sử dụng mỗi ngày. Hai hãng áp dụng mức giá tương đương khoảng 3.350 VND/30 phút tại Thượng Hải; như vậy nếu đi 6 lần nửa giờ/ngày chỉ mất khoảng 1 USD - mức giá quá rẻ so với ở các nước đã phát triển. Chẳng hạn, tại New York, dịch vụ Citi Bike có giá 12 USD/ngày.

“Chúng tôi muốn đưa xe đạp trở thành phương tiện hấp dẫn như trước đây qua việc chế tạo xe đạp công nghệ cao và thời trang”, ông Wang, 43 tuổi chia sẻ tham vọng. Wang là một trong các thành viên đồng sáng lập Mobike từng là người đứng đầu Chi nhánh Uber tại Thượng Hải. CEO Zhang nhận định, mỗi xe đạp của Công ty Ofo phục vụ khách bốn lần/ngày và có thể thu hồi chi phí đầu tư chỉ trong 2-3 tháng. Tuy nhiên, các nhà quan sát ngành công nghệ khẳng định cả hai công ty đều chưa thu được lợi nhuận.

Cạnh tranh khốc liệt

Triển vọng là vậy nhưng cũng nhiều lo ngại ngành kinh doanh chia sẻ xe đạp sẽ đi theo hướng cạnh tranh khốc liệt, đầu tư ồ ạt và cuối cùng là hợp nhất thành một như hiện trạng đang diễn ra trong ngành cung cấp dịch vụ gọi taxi. Hiện nay, Tập đoàn Didi Chuxing đã mua lại cổ phần của Chi nhánh Uber tại Trung Quốc, đối thủ nặng ký nhất, trở thành tập đoàn cung cấp dịch vụ công nghệ gọi taxi trị giá 35 tỉ USD.

Không chỉ vậy, hình thức kinh doanh này còn đối mặt nhiều thách thức cả về chiến lược và cách thức vận hành. Cả hai Mobike và Ofo đều đau đầu tìm cách đối phó với nguy cơ người dùng vô trách nhiệm, phá hoại và trộm cắp. Cụ thể, để sử dụng xe, người dùng sẽ sử dụng phần mềm điện thoại để mở khóa và trả tiền thuê; Đặc biệt, với hai dịch vụ này, người dùng được phép trả xe ở bất cứ nơi nào kết thúc hành trình - khác với dịch vụ mượn xe đạp truyền thống, phải trả xe ở bãi đỗ - đây chính là tính năng tiềm ẩn nguy cơ mất cắp xe đạp.

Mặt khác, chất lượng xe đạp là vấn đề nhiều người dùng kêu ca. Cô Yu Xiaoxia, 29 tuổi, giáo viên tại Quảng Châu, thường xuyên sử dụng xe đạp chia sẻ: “Tôi thấy dịch vụ này rất tiện vì giao thông hiện nay tồi tệ quá, nhất là trong giờ cao điểm nhưng xe rất khó đạp, phần pedal khá nặng”. Mobike cho thuê xe đạp có thiết kế bánh xe màu đỏ cam, lốp không hơi để hạn chế bảo trì còn Ofo cho thuê xe màu vàng với kiểu dáng khá cổ điển.

Một thách thức khác khiến các công ty kinh doanh dịch này đau đầu chính là ý thức người sử dụng. Đây không phải lo ngại vô lý bởi ngày 25/10 vừa qua, cảnh sát Thượng Hải đã bắt giữ một người đàn ông vì phá hoại 6 chiếc xe đạp của hãng Mobike và ném ba chiếc xe khác cùng hãng xuống sông Hoàng Phố. Hiện, cảnh sát vẫn đang điều tra để làm rõ động cơ phá hoại. Ngoài ra, Mobike cùng Ofo luôn sống trong cảnh nơm nớp về sự thay đổi quy định thất thường của cơ quan quản lý địa phương, vấn đề chính các hãng kinh doanh phần mềm gọi taxi cũng đang phải đối mặt như quy định vô cùng khắt khe đối với tài xế lái xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.