• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Việt Nam vẫn chưa tính tỷ lệ nội địa hoá ô tô giống ASEAN

01/02/2019, 09:30

Năm 2018, ô tô con từ ASEAN được miễn thuế chiếm gần 90% tổng số xe nhập khẩu do đạt tỷ lệ nội địa hoá nội khối từ 40%.

Số lượng ô tô con nhập từ ASEAN được miễn thuế chiếm gần 90% tổng số ô tô nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2018

Tổng cục Hải quan vừa cho biết, trong năm 2018, lượng ô tô nhập khẩu các loại đạt 81.609 xe, trị giá kim ngạch nhập khẩu hơn 1,8 tỷ USD, giảm 16,1% về số lượng và 19,8% về giá trị so với năm 2017. Trong tổng số ô tô nhập khẩu năm 2018, ô tô con dưới 9 chỗ chiếm tỷ lệ nhiều nhất, đạt 54.000 xe, cao nhất trong 10 năm qua. Đáng chú ý, ô tô có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN, được miễn thuế nhập khẩu đạt 48.000 xe trong năm 2018, chiếm gần 90% lượng xe con nhập khẩu về Việt Nam.

Sự bùng nổ ô tô nhập khẩu từ ASEAN xuất phát bởi việc kể từ 1/1/2018, theo Hiệp định ATIGA, ô tô có hàm lượng nội khối ASEAN đạt từ 40% trở lên sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu. Theo Tổng cục Hải Quan, lượng xe ASEAN về Việt Nam trong năm 2018 chủ yếu đến từ Thái Lan và Indonesia được hưởng thuế ưu đãi này.

Trước tình hình xe con được miễn thuế ồ ạt nhập khẩu, trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình thực hiện Nghị định số 116/2017/NĐ-CP nêu rõ, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trong việc kiểm tra, đánh giá tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm ô tô nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước ASEAN đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi thuế suất (0%) theo hiệp định ATIGA.

Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô nhận định, năm 2019 sẽ tiếp tục là năm bùng nổ về xe nhập miễn thuế từ ASEAN bởi sau một năm thực hiện ATIGA và Nghị định 116, phần lớn các hãng xe đã hoàn tất mọi điều kiện khắt khe để có thể nhập xe ổn định.

Điều này có thể thấy rõ khi nhiều hãng xe đã chuyển từ sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sang nhập khẩu nguyên chiếc một vài mẫu xe từ ASEAN. Những cái tên có thể kể tới như Mazda2 hay Suzuki Swift chuyển sang nhập Thái Lan. Bên cạnh đó theo nguồn tin từ nhiều đại lý Toyota, trong năm 2019, Toyota Camry cũng sẽ rất có thể được chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.

Trao đổi với Xe Giao thông về cách tính tỷ lệ nội địa hoá ô tô hiện nay, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, hiện cách tính tỷ lệ nội địa hoá vẫn được áp dụng theo Thông tư 05 của Bộ Khoa học công nghệ. Theo đó phương pháp tính căn cứ vào tỷ lệ nội địa hoá của các cụm linh kiện. Phương pháp này không giống với cách tính chung của ASEAN là theo giá trị linh kiện nội địa hoá trên một mẫu xe.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban chính sách, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự đoán, trong năm 2019, nhiều khả năng những mẫu xe hiện được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam đạt doanh số thấp sẽ được các hãng chuyển dần sang nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN bởi chi phí sẽ rẻ hơn so với xe sản xuất lắp ráp trong nước.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.