• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Xe khách gặp nạn, hành khách trên xe có được bồi thường?

27/02/2017, 09:40

Nhiều người thắc mắc ngồi trên xe khách gặp nạn liệu có được bồi hay không?

1487723285-148772294031277-1
Xe khách gặp nạn, hành khách trên xe phải được bồi thường - Ảnh minh họa

Các vụ tai nạn xe khách nghiêm trọng xảy ra thường xuyên. Nóng nhất gần đây là vụ xe khách Ka Long nổ bất thường tại địa phận Bắc Ninh, khiến nhiều người bị thương. Vậy, liệu khi xe khách gặp nạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý hành khách thì hành khách có được bồi thường hay không?

Theo luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty luật Bảo Ngọc, Hà Nội), khi hành khách ngồi trên xe nghĩa là giữa khách và chủ xe đã phát sinh quan hệ hợp đồng vận chuyển hành khách. Theo quy định tại khoản 1 Điều 533 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại, bên vận chuyển phải bồi thường.

Áp dụng điều 609, việc bồi thường bao gồm những khoản sau:

Đầu tiên là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của em bạn.

Tiếp theo đó là khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của em bạn. Nếu thu nhập thực tế không ổn định hoặc không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

Sau đó là chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của hành khách gặp nạn trong thời gian điều trị. Nếu hành khách gặp nạn bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm hành khách gặp nạn.

Cuối cùng hành khách sẽ có một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà hành khách gặp nạn phải gánh chịu do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

1_261829
Việc mua bảo hiểm cho hành khách là nghĩa vụ bắt buộc của chủ xe - Ảnh minh họa

Theo quy định tại điều 605, việc bồi thường tuân theo nguyên tắc: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Do vậy, trên cơ sở xác định thiệt hại do sức khỏe của hành khách gặp nạn bị xâm phạm, gia đình hành khách và chủ xe có thể thỏa thuận về hình thức và mức bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp, hai bên không thể thỏa thuận được hoặc chủ xe trốn tránh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hành khách gặp nạn hoặc người đại diện của hành khách này có thể khởi kiện chủ xe ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chủ xe cư trú (hoặc có trụ sở) để được giải quyết.

Cần lưu ý việc mua bảo hiểm cho hành khách là nghĩa vụ bắt buộc của chủ xe. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo Điều 14 Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, "trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại”. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành khách gặp nạn thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm mà chủ xe tham gia bảo hiểm.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.