• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Đánh giá xe

Thực hư "cơn khát” xe nhập khẩu

08/11/2018, 08:30

Trong những tháng nửa cuối năm 2018, lượng xe nhập khẩu tăng mạnh nhưng khách hàng vẫn phải đặt cọc, chờ nhiều tháng mới được nhận xe.

Mitsubishi Xpander là một trong những mẫu xe đang khan hàng hiện nay, không đáp ứng đủ nhu cầu khách mua xe

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những tháng gần đây. Chỉ trong tháng 10 đã có 13.000 ô tô nhập khẩu được thông quan. Đây là lượng ô tô nhập khẩu kỷ lục trong 1 tháng kể từ đầu năm 2018 và là tháng thứ 5 liên tiếp lượng ô tô nhập khẩu tăng trưởng. Tuy nhiên, dù xe nhập khẩu ngày càng nhiều nhưng "cơn khát” của của thị trường vẫn chưa được giải tỏa, đặc biệt đối với những mẫu xe HOT như: Toyota Fortuner, Rush, Mitsubishi Xpander hay mẫu bán tải Ford Ranger.

Theo một nhân viên bán hàng đại lý Toyota Long Biên (Hà Nội), các mẫu xe nhập khẩu bán chạy nhất hiện nay như Toyota Fortuner, Wigo, Rush và Yaris. Tuy nhiên đối với Toyota Fortuner hiện đã hết xe, khách mua đã ký đặt cọc chờ nhận xe trong Quý II/2019. Chỉ có phiên bản Toyota Fortuner máy dầu, số sàn là còn xe giao ngay và khách hàng không phải bỏ thêm bất kỳ khoản tiền nào để mua phụ kiện mới được nhận xe. Tiếp đến là mẫu Toyota Rush cũng đã hết hàng, khách mua hiện nay cũng đã ký đặt xe đến sang năm.

Toyota Fortuner nhập khẩu số lượng đều dần vẫn không đủ xe để giao ngay cho khách

Mẫu xe cỡ nhỏ Toyota Wigo “dễ thở” hơn, khách ký đặt xe hiện nay sẽ được giao xe vào tháng 11/2018 đối với bản số sàn và tháng 12/2018 đối với bản số tự động. Nhân viên này cũng cho biết lượng ô tô nhập khẩu hiện nay dù tăng nhưng vẫn ít, không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng quan tâm. “Khách mua xe mà còn không có xe để bán”, nhân viên bán hàng đại lý Toyota Long Biên chia sẻ.

Tương tự như tình trạng nhiều mẫu xe nhập khẩu Toyota, Mitsubishi Xpander cũng đang rơi vào tình trạng khan hàng. Nhiều khách hàng đã đặt mua Mitsubishi Xpander cho biết, dù đặt mua mẫu xe này từ cách đây 1 - 2 tháng nhưng phải tới đầu năm sau, thậm chí tới tháng 4/2019 mới được nhận xe.

Anh Phạm Tuấn Tú (Thanh Xuân - Hà Nội) tâm sự, đã đặt Mitsubishi Xpander từ tháng 9/2018 và đại lý nói sẽ giao xe vào tháng 12 tới đây. Tuy nhiên khi liên hệ lại qua đường dây nóng của Mitsubishi Việt Nam, anh bất ngờ được nhân viên của hãng cho biết, chiếc Xpander màu trắng, phiên bản số tự động mà anh đã đặt mua đến tận tháng 2/2019 mới được giao hàng. Anh Tú rất hoang mang và không biết nên tiếp tục chờ hay mua một mẫu xe khác có sẵn.

Ford Ranger là một trong những mẫu xe khan hàng do mới được nhập khẩu trở lại trong thời gian gần đây

Mẫu bán tải Ford Ranger cũng đang là mẫu xe nhập khẩu không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng hiện nay. Theo chia sẻ nhân viên bán hàng đại lý Ford Long Biên, khách hàng ký mua Ranger hiện nay sẽ phải chờ sang tháng 12 hoặc lâu hơn mới được giao xe. Lượng xe đại lý được giao trong tháng 11/2018 đã có khách hàng đặt cọc từ trước đó.

Từ thực tế trên có thể thấy, tuy ô tô nhập khẩu ngày một tăng về số lượng cũng như được nhập khẩu tăng dần theo từng tuần nhưng do “cơn khát” xe nhập từ đầu năm đến nay mới chỉ được giải tỏa phần nào, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu khách hàng. Thậm chí trong thời gian qua, nhiều đại lý đánh vào tâm lý chán chờ đợi, muốn nhận xe ngay của một bộ phận khách hàng đã dùng chiêu “bia kèm lạc”, bắt khách bỏ thêm tiền mua phụ kiện lên tới cả trăm triệu đồng.

Theo một vài hãng xe tại Việt Nam cho biết, nguyên nhân khiến việc xe nhập về nhiều nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng diễn ra như hiện nay bởi do gặp một số khó khăn trong việc nhập khẩu hồi đầu năm. Các hãng đã ngừng đặt hàng nhà máy tại các nước như Indonesia và Thái Lan, sản xuất xe cho thị trường Việt Nam nên khi mọi việc thuận lợi trở lại, có thể nhập khẩu được xe, các hãng đã tiến hành đặt hàng trở lại. Nhưng các nhà máy này còn sản xuất xe phục vụ cho nhiều thị trường, không riêng Việt Nam nên lượng xe không thể đặt hàng quá nhiều.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.