• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

10 điều lý thú về giải đua F1 tại Việt Nam

24/01/2020, 10:00

Việt Nam đang nỗ lực cao, lập những kỷ lục mới về thiết kế, thi công... để tổ chức thành công sự kiện thể thao tốc độ mang đẳng cấp thế giới.

Công trường thi công hạng mục nhà điều hành và trải thảm nhựa mặt đường đua F1 cuối tháng 12/2019

Là quốc gia thứ 34 được lựa chọn tổ chức giải đua F1, chủ nhà Việt Nam đang nỗ lực cao độ, lập những kỷ lục mới về thiết kế, thi công cũng như phối hợp điều hành để tổ chức thành công sự kiện thể thao tốc độ mang đẳng cấp thế giới. Dự kiến tổ chức từ ngày 3-5/4 tại Mỹ Đình, Hà Nội.

1. Việt Nam Grand Prix được điều hành bởi CEO nữ 8x

Bà Lê Ngọc Chi (bìa trái) Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC) - đơn vị tổ chức và điều hành toàn bộ giải F1 Hà Nội 2020 tại lễ ký kết tài trợ giữa VinGroup và Tập đoàn Formula One

Bà Lê Ngọc Chi là nữ Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix sinh năm 1980, được bổ nhiệm vị trí điều hành toàn bộ giải đua F1 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Được biết, năm 2019 Singapore là nơi tổ chức đua F1 duy nhất ở Đông Nam Á. Trong khi đó, Malaysia đã nói lời tạm biệt giải này từ 2 năm trước trong khi các kế hoạch tổ chức cuộc đua ở Thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã không thành công.

2. Đường đua F1 Hà Nội có đoạn chạy thẳng dài nhất thế giới

Trường đua F1 Mỹ Đình được kiến trúc sư nổi tiếng người Đức Herman Tilke thiết kế. Vị kiến trúc sư đã tận dụng các đặc điểm đặc trưng của đường phố Hà Nội và tạo thêm các góc đua khác để tạo điểm nhấn hấp dẫn.

Đường đua F1 Hà Nội có chiều dài một vòng 5,6km, gồm 23 góc cua và một đoạn đường chạy thẳng dài tới 1.600m. Đây được coi là một trong những đường đua có đoạn thẳng dài nhất thế giới, giúp các tay đua có thể đạt được tốc độ lên tới 335km/h.

3. Mặt đường F1 thảm nhựa asphalt

Công ty Vietnam Grand Prix cho biết, với phần đường đua phố, các nhà thầu trong nước đang thi công và cải tạo trước khi cào bóc và trải mới thảm asphalt đặc chủng theo tiêu chuẩn Grade 1 - đua xe F1. Đây là một thiết kế đường đua độc đáo, kết hợp đường đua chuyên biệt với các đoạn đường phố hiện hữu.

4. F1 Hà Nội lần đầu tiên có 22 chặng đua

Các mùa giải F1 trước đây thường có từ 20 - 21 chặng đua trong năm. Tuy nhiên, từ mùa 2020 con số này được tăng lên 22 chặng đua nhưng vẫn có thời gian thi đấu như trước. Theo đó, ở mùa 2020 cuộc đua F1 cũng mở màn bằng chặng đua truyền thống diễn ra tại Úc (ngày 15/3) và kết thúc với chặng đua ở Abu Dhabi (UAE) ngày 29/11/2020. Chặng đua mới ở Việt Nam được ấn định vào ngày 5/4.Là chặng đấu thứ 3 của mùa giải 2020.

5. Xe đua F1 có giá xấp xỉ 15,5 triệu USD

Ngài Chase Carey, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Formula One thị sát công trường xây dựng đường đua F1 Hà Nội hôm 14/10/2019

Để ra một chiếc xe đủ tiêu chuẩn dự giải F1, trung bình mỗi hãng xe phải bỏ ra 15,5 triệu USD, gấp hàng chục lần so với 1 chiếc siêu xe. Đây là con số được quan chức của Ủy ban Công thức 1 Quốc tế tiết lộ, áp dụng cho giải F1 năm 2019 gồm cả xe tham dự “Formula E” (xe đua chạy bằng điện). Sports Journal thống kê, chi phí cho một chiếc F1 năm 2014 chỉ khoảng 7,7 triệu USD, nay đã tăng gấp đôi.

Các đội đua lớn như McLaren, Mercedes, Ferrari và Red Bull đầu tư rất mạnh tay cho phát triển xe đua F1 thế hệ mới. Khoản chi hàng năm cho xe đua F1 của 4 hãng này đã vượt qua con số 400 triệu USD, bao gồm sản xuất xe, chi cho đội nhóm phát triển, lái xe và kỹ sư.

6. Bỏ cuộc mất cọc 48 triệu USD

Phối cảnh tổng thể đường đua F1 tại Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình (Hà Nội) với đoạn đường đua thẳng dài nhất thế giới

Là một trong những dịch vụ giải trí hấp dẫn, thu hút người xem, mỗi một mùa giải đua xe F1 sẽ có tối đa là 12 đội đua tham gia thi đấu. Chi phí mà mỗi đội đua trong danh sách các đội đua xe F1 năm nay phải bỏ ra đặt cọc để tham dự giải đua F1 là 48 triệu USD. Trong đó, số tiền cọc này sẽ được hoàn trả thành 12 phần đều nhau vào mỗi tháng kể từ khi đội đua chính thức tham gia cuộc đua. Trong trường hợp bỏ cuộc, họ sẽ mất toàn bộ số tiền cọc nói trên.

7. Không còn người mẫu phất cờ trên vạch đích

Việc này đã dừng lại kể từ năm 2018. Sean Braches, Giám đốc mảng thương mại giải đua xe F1 tuyên bố: “Chúng tôi cảm thấy việc sử dụng những người mẫu ở các sự kiện Grand Prix không còn phù hợp với giá trị thương hiệu của giải đua xe F1 và đi ngược với những giá trị của xã hội hiện đại”.

Quyết định này của BTC đã chính thức khép lại hơn 50 năm góp mặt tại giải đua xe F1 của những người mẫu nữ trên toàn thế giới. Do những bê bối quấy rối nữ giới ngày càng bị phanh phui nhiều hơn trong giới giải trí, các công ty đã phải cẩn thận hơn trong việc sử dụng hình ảnh nữ giới.

8. Ý nghĩa các loại cờ hiệu đường đua F1

Gồm 10 loại cờ hiệu, trong đó quan trọng nhất và được chú ý hơn cả là Cờ đỏ, Cờ ca-rô trắng, Cờ vàng.

Cờ vàng báo hiệu cho sự nguy hiểm ở phía trước, yêu cầu các tay đua phải lập tức giảm tốc độ. Cờ đỏ được sử dụng trên đường đua khi cần báo các sự cố xảy ra khiến cho các tay đua phải dừng lại ngay lập tức. Cờ ca-rô trắng đen báo hiệu cuộc đua đã chính thức kết thúc và lá cờ này sẽ được sử dụng ở trước vạch đích, được trao cho người về nhất.

Nếu các đội đua phớt lờ ký hiệu cờ trên mỗi đường đua, họ sẽ phải chịu các án phạt trực tiếp liên quan đến thành tích của toàn đội trong giải đua đó.

9. Khán giả có thể gặp gỡ đội đua

Xe của đội đua Aston Martin Red Bull Racing dự giải F1 Grand Prix 2019 được Honda mang đến trưng bày tại triển lãm ô tô Việt Nam tháng 10/2019. Ảnh: Thanh Tùng

Pit Lane Walk (đường pit gần khu vực đội đua) là cơ hội để khán giả chứng kiến các hoạt động mà các đội F1 thực hiện công tác chuẩn bị trước cuộc đua. Khán giả sẽ có cơ hội đi bộ dọc theo các gara của từng đội để tận mắt nhìn thấy những thao tác của các kỹ thuật viên bên chiếc xe F1, thậm chí có thể nhìn thấy tay đua yêu thích.

Thông thường, Pit Lane Walk chỉ dành riêng cho các gói vé VIP, tuy nhiên BTC giải F1 tại Hà Nội muốn mang trải nghiệm này đến gần hơn với người hâm mộ. Thời gian diễn ra Pit Lane Walk dự kiến vào thứ năm, ngày 2/4/2020, từ 9 - 23h, mỗi phiên tham quan gara đội đua theo đường pit đi bộ sẽ kéo dài 45 phút.

10. Tiền thưởng đua xe F1

F1 phân phối tổng lợi nhuận cho tất cả các đội đua. Tuy nhiên, các tay đua sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền thưởng nào vì họ đã được trả lương từ các đội đua. Doanh thu đua xe F1 sẽ được chia thành hai phần bằng nhau, một nửa dành cho các đội đua (gọi là quỹ tiền thưởng) và nửa còn lại dành cho nhóm các cổ đông.

Quỹ tiền thưởng sẽ được chia thành nhiều phần: 23,7% được chia đều cho 10 đội đua, 23,7% chia theo thứ tự các đội đua trên bảng xếp hạng và 2,5% còn lại thuộc về Ferrari, đội đua có hợp đồng đặc biệt với đua xe F1.

Vé F1 được phân phối như vé máy bay

Chia sẻ với Báo Giao thông, ông Phạm Minh Đức, Giám đốc phụ trách mảng phân phối vé giải F1 của M2 - đơn vị chịu trách nhiệm phân phối toàn bộ vé xem giải đua F1 cho biết: “Hệ thống phân phối vé F1 tại Việt Nam sẽ tương đương với tiêu chuẩn bán vé máy bay, về cơ bản là dùng mã code để xác thực từng chiếc vé”.

Tất cả vé sẽ được bán qua mạng như vé máy bay, khách hàng nhận mã code vào email hoặc số điện thoại, sau đó mang mã code đi xem F1. Kể cả trường hợp khán giả hoặc du khách có nhu cầu in vé cứng thì chúng tôi vẫn đáp ứng ngay bằng cách in và xuất vé cứng giao đến tay khách hàng.

Sẽ có 3 hạng vé bán ra, là vé doanh nghiệp, vé khán đài và vé phổ thông, mức giá tương ứng là 19,74 triệu, 1,56 triệu và 700 nghìn đồng cho 1 ngày thi đấu. Mức giá cao nhất cho một chiếc vé hạng doanh nghiệp xem trọn vẹn 3 ngày thi đấu từ vị trí hot nhất (khúc cua số 2 - 3) là 96,5 triệu đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.