• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

3 mẹo nhỏ đối phó với tình huống xe máy hết xăng dọc đường

17/04/2020, 08:30

Trong trường hợp kim xăng đã báo hết, xe bắt đầu có hiện tượng giật cục hãy lái xe một cách tiết kiệm nhất, di chuyển với tốc độ vừa phải...

Khi di chuyển với quãng đường dài và hẻo lánh, nên mang theo xăng trong một chai nhựa nhỏ

Xe máy thường có bình xăng với dung tích nhỏ. Chính vì vậy, di chuyển với quãng đường dài (hơn 100km) nếu không tính trước, nhiều người sẽ lâm vào cảnh hết xăng giữa đường.

Mang theo xăng trong một chai nhựa nhỏ

Cách tốt nhất là hãy dành thời gian xem xét lộ trình để có thể nắm được vị trí của các trạm bơm nhiên liệu, đồng thời tính được trước xem đoạn nào có khả năng hết xăng cao. Sau đó, hãy mua vài chai nước nhỏ với nắp chắc chắn, uống hết, đổ đầy chúng bằng xăng và mang theo. Nếu bị hết xăng giữa đường, có thể lấy nhiên liệu từ những chai này để đi thêm được một đoạn dài, nhưng hãy nhớ vứt chúng đi sau khi tiếp xăng.

Khi xe máy hết xăng, đối với xe số phải đóng le gió lại

Kỹ thuật điều khiển khi xe có dấu hiệu hết xăng

Trong trường hợp kim xăng đã báo hết, xe bắt đầu có hiện tượng giật cục hãy lái xe một cách tiết kiệm nhất. Hãy đóng le gió, di chuyển với tốc độ vừa phải, tránh thốc ga và phanh gấp liên tục, đồng thời giữ cho số vòng tua máy nhỏ nhất có thể.

Hãy nhớ rằng, có thể một lượng nhỏ xăng sẽ còn kẹt trong các ngóc ngách của bình. Việc cần làm bây giờ là dựng chân chống và nghiêng chiếc xe theo mọi hướng có thể. Sau một lúc, hãy thử nổ máy. Nếu xe có thể đề được, hãy lái xe một cách tiết kiệm nhất và hy vọng rằng có thể tiến được tới trạm dừng nhiên liệu tiếp theo.

Mặc dù hút xăng là cách bất đắc dĩ nhưng nó lại rất tối ưu khi xe đang ở một nơi hẻo lánh và ít xe qua lại

Tiếp xăng từ xe khác bằng ống hút

Hãy chuẩn bị thêm một ống nhựa nhỏ trong suốt trong cốp xe, với độ dài khoảng hơn 1m và cuộn gọn lại. Sẽ cần nó để hút nhiên liệu từ xe khác. Đi đường dài mà hết xăng là lúc lôi ống nhựa đã chuẩn bị trước ra. Hãy vẫy một người đi xe máy khác trên đường và xin họ một ít xăng.

Dựng chiếc xe cho xăng ở vị trí cao hơn xe bị hết xăng, sau đó mở nắp bình xăng ở cả hai xe, cắm một đầu ống vào xe cho xăng rồi dùng miệng hút ở đầu còn lại. Hãy chú ý khi hút, đừng để xăng chảy đến miệng, đây là lý do vì sao cần đến ống trong suốt. Sau đó hãy cắm đầu còn lại vào bình xăng của xe cần tiếp xăng và để xăng chảy vào. Đây là cách bất đắc dĩ, tuy nhiên, nó lại là cách tối ưu nhất khi chưa biết bao giờ mới tới cây xăng gần nhất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.