• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

5 sự kiện nổi bật ngành ô tô - xe máy VN năm 2015

15/01/2016, 09:15

Thị trường ô tô sôi sục vì thuế, liên doanh xe máy lớn nhất Việt Nam không “thành thật” với sản phẩm mắc lỗi...

thi_truong_xe_hoi
Thị trường ô tô sôi sục bởi dự thảo thay đổi cách tính Thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu chở người dưới 24 chỗ ngồi hồi giữa năm 2015.

Thị trường ô tô sôi sục vì thuế, liên doanh xe máy lớn nhất Việt Nam không “thành thật” với sản phẩm mắc lỗi… là những điểm nhấn trong ngành Công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam năm vừa qua.

1. Chính sách thuế thay đổi

Giữa năm 2015, các doanh nghiệp ô tô cũng như đại bộ phận người tiêu dùng trở nên sôi sục bởi dự thảo thay đổi cách tính Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu chở người dưới 24 chỗ ngồi, do Bộ Tài chính thực hiện và gửi các doanh nghiệp ô tô để lấy ý kiến.

Các nội dung trong dự thảo nhanh chóng trở thành đề tài nóng hổi không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh ô tô mà còn thể hiện liên tục trên các diễn đàn báo chí và dư luận. Bởi, khi dự thảo được thông qua, giá ô tô nhập khẩu sẽ tăng rất mạnh, gây tác động lớn đến thị trường.

Các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và nhóm các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng, đồng loạt lên tiếng phản đối cách tính Thuế TTĐB mới mà Bộ Tài chính đề xuất. Tuy nhiên, kết quả “đấu tranh” của các doanh nghiệp ô tô không được như ý muốn và đến đầu năm 2016, giá ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đã tăng “chóng mặt”.

Bên cạnh đó, việc tính thuế nhập khẩu theo dung tích động cơ vừa thông qua trong năm 2015 cũng khiến các doanh nghiệp ô tô và người tiêu dùng tỏ ra thất vọng. Những dòng xe có dung tích xi-lanh trên 3.0 lít sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn nhiều so với hiện tại.

Trong bối cảnh người tiêu dùng khấp khởi chờ đợi giá ô tô giảm khi thời điểm năm 2018 đến gần và Hiệp định TPP đạt được những thành công ban đầu, thì việc điều chỉnh thuế khiến giá ô tô tăng chẳng khác nào “gáo nước lạnh” dập tan mọi hy vọng và ước mơ xe hơi giá rẻ ở Việt Nam.

2. Honda Việt Nam thiếu trung thực với người tiêu dùng

Liên doanh xe máy lớn nhất Việt Nam để lại một “vết đen” trong năm 2015 dù vẫn có được nhiều thành công trên thương trường. Chỉ một khoảng thời gian ngắn sau áp dụng công nghệ chìa khóa điều khiển từ xa kết hợp tính năng cảnh báo chống trộm cho dòng xe SH và tung ra thị trường, sản phẩm đã mắc lỗi và gần như bị vô hiệu hóa chức năng mà người tiêu dùng đã phải mất thêm 1 triệu đồng khi quyết định sở hữu xe.

Honda Việt Nam ngay lập tức nhận ra vấn đề trên công nghệ mới, nhưng thay vì công khai nhận lỗi, liên doanh xe máy Nhật Bản âm thầm gọi từng khách hàng mang xe tới các đại lý để sửa chữa và hoàn toàn giấu nhẹm những nguy cơ mà người tiêu dùng phải đối mặt trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Khi báo giới phát hiện sự việc và đưa ra trước công luận, Honda Việt Nam đã bao biện rằng, chìa khóa điều khiển từ xa tích hợp chức năng cảnh báo chống trộm chỉ là tính thêm và không ảnh hưởng đến an toàn vận hành.

Liên doanh xe máy lớn nhất Việt Nam không dám thừa nhận tính năng mới, vốn liên tục được quảng bá trên các phương tiện truyền thông là công nghệ an toàn tuyệt đối, bị lỗi và cố gắng đẩy vấn đề sang một hướng khác nhằm giảm nhẹ trách nhiệm đối với người tiêu dùng.

Trước sức ép của công luận và sự vào cuộc quyết liệt của Cục Đăng kiểm Việt Nam, liên doanh xe máy Nhật Bản đã phải thừa nhận lỗi của xe SH và công khai triệu hồi sản phẩm.  

3. Thị trường ô tô tăng kỷ lục

Chính sách thuế mới áp dụng từ đầu năm 2016 được cho là một trong những tác nhân khiến thị trường ô tô trong nước tăng mạnh. Tính riêng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA, trong năm 2015 đã đạt gần 245.000 xe, tăng 55% so với năm trước liền kề.

Tuy nhiên, khác với những lần thị trường “bùng nổ” trước đây, mức tăng trưởng trong năm 2015 lại dàn đều ở hầu hết các phân khúc xe. Bên cạnh tác động mua xe chạy thuế, năm 2015 hội tụ khá nhiều yếu tố mang tính kích thích nhu cầu mua sắm ô tô như thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc, ngân hàng có nhu cầu giải ngân lớn và sự phát triển của hai dịch vụ vận tải hành khách taxi Uber và Grab.

Thống kê không chính thức từ một công ty nghiên cứu thị trường của Singapore, phân khúc xe du lịch (xe chở người dưới 9 chỗ) ở thị trường ô tô Việt Nam có đến 81% người mua xe lần đầu trong năm 2015, cao hơn gấp đôi so với những lần tăng ở các năm trước.

4. Doanh nghiệp lắp ráp và nhập khẩu ô tô chia rẽ

Sau nhiều năm “chung lối” với mục tiêu tạo nên một thị trường ô tô lớn mạnh, VAMA và nhóm các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng đã “chia đôi ngả” vì những bất đồng chưa thể “hàn gắn”.

Mâu thuẫn bắt nguồn từ quá trình chuẩn bị tổ chức triển lãm ô tô cho năm 2015 và kết quả, một số doanh nghiệp phân phối xe hơi chính hãng tách ra khỏi sân chơi chung và tự tổ chức một triển lãm ô tô độc lập, song hành cùng triển lãm xe thường niên.

Mặc dù khoảng thời gian chuẩn bị không dài, nhưng người tiêu dùng trong nước đã được trải qua năm 2015 với hai triển lãm ô tô có quy mô lớn, trong đó một ở Hà Nội và một ở TP HCM.Hai triển lãm đại diện cho hai nhóm doanh nghiệp kinh doanh ô tô và tổ chức ở hai nơi khác nhau, nhưng về mặt kinh doanh, cả hai đều rất thành công mà bằng chứng là số lượng xe bán ra cao hơn nhiều lần so với thời điểm tất cả các doanh nghiệp ô tô cùng tổ chức chung một triển lãm.

5. Siêu xe ồ ạt về Việt Nam

Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp và phân phối ô tô nhập khẩu chính hãng trải qua năm 2015 “ăn nên làm ra”, các đơn vị kinh doanh ô tô không chính ngạch cũng đạt được kết quả kinh doanh khởi sắc.

Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của Thông tư 20 đối với xe nhập khẩu không chính hãng, các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xe “ngoài luồng” dường như đã tìm được “đường đi” mới.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, một số lượng lớn xe nhập khẩu không chính hãng đã được đưa về Việt Nam trong năm 2015, trong số đó có không ít những mẫu xe được xếp vào hàng siêu xe đắt tiền.

Công chúng đã có thời điểm “bội thực” với những thông tin dồn dập về sự xuất hiện của siêu xe hybrid BMW i8. Tính đến hết năm 2015, đã có gần 30 chiếc BMW i8 đến Việt Nam, một con số không hề nhỏ đối với một chiếc xe có giá sau thuế trên 7 tỷ đồng.

Bên cạnh BMW i8, những siêu xe và xe siêu sang thuộc các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới “không hẹn mà gặp” cũng “tề tựu” về Việt Nam trong năm 2015 với tần suất xuất hiện dày đặc như: Lamborghini, Ferrari, Mercedes AMG, Roll-Royce và Bentley… theo cả đường chính ngạch và “ngoài luồng”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.