• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

6 lỗi cơ bản của lái xe khi đổ đèo có thể nguy hiểm đến tính mạng

27/04/2020, 07:30

Về N rồi thả trôi, lấn làn và vượt ẩu, vào cua quá rộng,...là những tật xấu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khi di chuyển ô tô trên đường đèo dốc.

​Nếu để ở vị trí N, xe không thể ngừng lại tức thời khi gặp tình huống nguy hiểm​

Về N và thả trôi

Khi xe lăn bánh ở vị trí N, xe không thể ngừng lại tức thời khi gặp tình huống nguy hiểm. Nếu cần cho xe dừng lại, tài xế phải đạp phanh rất sớm, và xe cần một khoảng đường dài hơn bình thường để trượt đi trước khi có thể ngừng hẳn. Làm như vậy, bộ phận phanh xe hao mòn nhiều hơn. Và vì không thể kềm chế với hiệu quả tức thì qua hệ thống phanh, chiếc xe có thể trở thành một “phi đạn” nguy hiểm, dễ gây tai nạn trên đường. Chính vì vậy mà tại Mỹ, cho xe đổ dốc với cần số tại điểm N bị coi là bất hợp pháp, mặc dầu phải thừa nhận rằng nhà chức trách khó có thể phát hiện vi phạm này.

Bất kể đường thẳng hay đường cua, tài xế phải quan sát kỹ xe ở làn ngược lại, tính toán khoảng cách chính xác nhất có thể

Lấn làn, vượt ẩu

Lấn làn đối diện và vượt xe khác khi đang leo hoặc đổ đèo cực kỳ nguy hiểm, và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn thương tâm nhưng nhiều tài xế mắc. Bởi chỉ một chút lơ là, một chút tính toán sai là có thể đánh đổi cả tính mạng mình.

Do đó, một nguyên tắc quan trọng là nên hạn chế vượt khi leo đèo và cả đổ đèo. Trong trường hợp vượt nên quan sát kỹ xe ở làn ngược lại, tính toán khoảng cách chính xác nhất có thể. Khi vượt nên quyết đoán, vượt nhanh, không chần chừ, lưỡng lự. Tuyệt đối không vượt tại các điểm cua, cua gấp, cua khuất nguy hiểm.

Giữ phanh liên tục dễ dẫn đến bị bó phanh, mòn má rất nhanh

Giữ phanh liên tục

Một sai lầm khác rất phổ biến khi lái xe đường đèo, nhất là khi đổ đèo đó là giữ phanh liên tục điều này vô cùng nguy hiểm. Vì thế khi đổ đèo không nên giữ phanh liên tục, nhất là khi xuống dốc, vì như vậy sẽ dễ dẫn đến bị bó phanh, mòn má rất nhanh.

Nếu chạy quá gần xe phía trước, nguy cơ va chạm là rất cao

Không giữ khoảng cách an toàn

Khi chạy xe trên đèo nếu có nhiều xe khác chạy cùng nên giữ khoảng cách an toàn tối thiểu. Tránh tối đa trường hợp xe trước phanh gấp, phanh không kịp dễ dẫn tới tai nạn. Nếu lái xe có ít kinh ngiệm trong chạy đường đèo thì nên chạy chậm, không nên chạy nhanh, bám theo xe đi trước để an toàn hơn. Nên chạy trong tốc độ có thể kiểm soát được, một số người chạy nhanh không kiểm soát được tốc độ gây ra nhiều tai nạn thương tâm.

Vì thế khi đổ đèo không nên giữ phanh liên tục, nhất là khi xuống dốc, vì như vậy sẽ dễ dẫn đến bị bó phanh, mòn má rất nhanh

Không dùng còi khi cần

Lái xe nên chủ động bóp còi khi vào góc cua khuất: ra tín hiệu thông báo bằng cách nháy pha nếu có người đi ngược chiều. Lưu thông trên đèo không chỉ riêng 1 xe mà còn nhiều xe máy, xe ô tô, container lưu thông cùng hoặc ngược chiều.

Để không nhầm chân phanh với chân ga, nên học thói quen để chân chữ V, giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ xoay gót chân mũi nhích chân ga

Nhầm chân ga

Khi đổ đèo nhiều lái xe thay vì đạp chân phanh lại đạp nhầm chân ga. Thậm chí nhiều lái xe dù kinh nghiệm lâu năm vẫn đạp nhầm chân phanh. Nguy hiểm nhất là vào các khúc cua, nếu bị nhầm chân phanh sẽ gây hoang mang cho các người lái khiến họ không làm chủ được tốc độ lái của mình.

Do đó, để không nhầm chân phanh với chân ga, nên học thói quen để chân chữ V. Giữ gót chân nghiêng về bên chân phanh, chỉ xoay gót chân mũi nhích chân ga. Bất cứ khi nào không ga, phải chuyển chân sang đặt hờ ở chân phanh, để khi xuống dốc đèo hay khúc cua là đạp thẳng, không bị nhầm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.