• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

90% ô tô cũ nhập khẩu lợi dụng danh nghĩa “hồi hương”

07/10/2016, 12:05

Từ 1/9, các loại tài sản gồm ô tô, xe máy đối với Việt kiều hồi hương không được miễn thuế nhập khẩu.

Ảnh minh họa
Không ít xe sang xuất hiện trên đường phố từng núp dưới dạng tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương. Ảnh minh họa

Đây là một trong những nội dung được Bộ Tài chính đưa ra trong buổi họp báo về hướng dẫn thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 5/10.

Theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 1/9, các loại tài sản di chuyển là ôtô, xe máy đối với Việt kiều hồi hương không được miễn thuế nhập khẩu. Giải thích rõ hơn quy định này, bà Đào Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay chính sách thuế của Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu hàng đã qua sử dụng.

Được biết, một số chi cục hải quan địa phương thời gian gần đây cũng phản ánh tình trạng nhập khẩu ô tô dưới danh nghĩa tài sản di chuyển hồi hương nhưng thực chất lợi dụng chính sách miễn thuế của Nhà nước để trục lợi vì các xe ô tô nhập khẩu có giá trị cao và năm sản xuất mới như một số thương hiệu: BMW, Lexus, Bentley hay Porsche…

“Đã có hơn1.000 xe ô tô nhập khẩu dưới dạng tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương nhưng trong đó chưa đến 100 xe được đăng ký lưu hành dưới tên của Việt kiều. Số còn lại hầu hết sau khi nhập khẩu đã chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam”, bà Hương thông tin.

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính, trong danh mục các mặt hàng thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi theo cam kết WTO, đã có lộ trình cắt giảm chi tiết của 13 dòng hàng cá và ô tô trong ba năm 2017, 2018 và 2019 cũng như quy định thuế suất của bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của ô tô để sản xuất, lắp ráp ô tô một số chủng loại xe.

Với liên minh kinh tế Á - Âu, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế 5.000 dòng hàng. “Bộ Công thương với đơn vị chủ trì kết nối các cam kết hiệp định sẽ có đánh giá cụ thể”, ông Tuấn cho hay.

Ngoài ra, Nghị định số 122/2016/NĐ-CP cũng sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng nhằm thực hiện chiến lược ngành cơ khí, ô tô hoặc theo kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội như các mặt hàng thiết bị đóng ngắt mạch điện, bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của ô tô đầu kéo và xe rơ-moóc để sản xuất, lắp ráp ô tô đầu kéo và sơ-mi rơ-moóc, mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô, một số mặt hàng khung gầm đã gắn động cơ...

Trả lời câu hỏi việc thực hiện cam kết sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước, ông Phạm Tuấn Anh cho biết, đến nay Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định FTA, quá trình giảm tỷ trọng thu từ thuế xuất, nhập khẩu đã diễn ra từ khi Việt Nam là thành viên của WTO. “Vì vậy, tỷ trọng thu đã được điều chỉnh trên các thuế ưu đãi, tác động giảm thu chỉ từ 20-25%. Nhưng trên thực tế ưu đãi từ thực hiện các cam kết cũng sẽ tăng lên và tác động tích cực tới nền kinh tế đất nước, tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế”, ông Tuấn nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.