• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ấn Độ đối mặt thảm họa TNGT đường bộ

16/05/2016, 07:44

Với số liệu mới nhất vừa công bố cho thấy Ấn Độ đang đứng trước thảm họa về TNGT đường bộ.

 -  Thiệt hại 56,2 tỷ USD/năm vì TNGT:

Xegiaothong_tai_nan_giao_thong_an_do
TNGT là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết đối với nhóm người dân Ấn Độ trong độ tuổi từ 15 - 40

Hơn 400 người thiệt mạng mỗi ngày

Đầu tháng 5 năm nay, kênh truyền hình NDTV dẫn số liệu mới nhất từ Chính phủ Ấn Độ cho thấy, trong năm 2015, trung bình hơn 400 người thiệt mạng mỗi ngày do TNGT đường bộ. Con số này đưa Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, trở thành nước có tỷ lệ thiệt mạng vì TNGT đường bộ cao nhất thế giới. Điều này có nghĩa, cứ mỗi giờ trôi qua có hơn 16 người thiệt mạng trên các cung đường.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Giao thông đường bộ và đường cao tốc Ấn Độ trình Thượng viện: 146.133 người thiệt mạng vì TNGT đường bộ năm 2015, con số này năm 2014 là 139.671 người - tức tăng 4,6%. Chỉ tính riêng trong 10 năm qua, TNGT đường bộ đã cướp đi 1,3 triệu sinh mạng.

Các dữ liệu cũng cho thấy, các cung đường, tuyến đường cao tốc ở Ấn Độ thực sự là những “con đường chết” đối với các du khách. Các bang Tamil Nadu, Maharashtra, Madhya Pradesh, Karnataka và Kerala xảy ra TNGT nhiều nhất năm 2015, chiếm 29,66% tổng số vụ với 275.873 ca chấn thương trong năm 2015.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện tăng trưởng kinh tế Ấn Độ tạo điều kiện cho người dân sở hữu ngày càng nhiều xe hơi và xe tay ga. Lượng xe hơi tăng vọt từ 5 triệu xe lên hơn 75 triệu xe trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây, theo IBTimes. Giám đốc WB Roberto Zagha cho rằng: “Không một quốc gia nào trên thế giới có số lượng thương vong do TNGT đường bộ lớn như vậy".

Chưa có hồi kết

Savelife Foundation - một tổ chức phi Chính phủ thống kê rằng, TNGT hiện nay là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với nhóm người dân Ấn Độ trong độ tuổi từ 15-40, gây thiệt hại tới 2,5% GDP mỗi năm (khoảng 56,2 tỷ USD, GDP bình quân của Ấn Độ năm 2015 khoảng 2,248 ngàn tỷ USD).

Theo báo cáo mới đây của Ủy ban thường vụ về giao thông, du lịch và văn hóa Ấn Độ, Bộ Giao thông đường bộ và đường cao tốc nước này về cơ bản đã muốn thay đổi toàn bộ cấu trúc giao thông đường bộ và TNGT đường bộ trên toàn đất nước. Tuy nhiên, Bộ này vẫn chưa đạt được mục tiêu trên vì vấn đề chia sẻ ngân sách giữa trung ương và các bang trong việc thực hiện những thay đổi trên. Hiện, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thiết lập một mục tiêu “3 sao” tối thiểu cho các con đường ở Ấn Độ - trong đó, chương trình nâng cấp đường sá ước tính trị giá tới 4 tỉ USD để kéo giảm các vụ TNGT.

Ấn Độ là quốc gia có chỉ số ATGT đường bộ thuộc loại cực thấp, dựa trên thang điểm đánh giá của WHO.

Trong đó, thực thi giới hạn tốc độ chỉ đạt 3/10 điểm, thực thi luật cấm uống rượu-lái xe đạt 4/10 điểm, thực thi đội MBH khi điều khiển xe máy đạt 4/10 điểm, thực thi việc thắt dây an toàn đạt 4/10 điểm - đều dưới mức trung bình và không có các biện pháp bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ.

Mới đây nhất hôm 4/5 vừa qua, Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ đề xuất một biện pháp mới nhằm giảm thiểu tai nạn: Sử dụng tranh 3D gây ảo ảnh quang học trên đường để giảm tốc độ lái xe. Ví dụ, tranh 3D có thể gây ảo ảnh quang học khiến người lái xe có cảm giác giống như thấy ai đó đang đi bộ qua đường và buộc phải giảm tốc độ.

Trên mạng xã hội, Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ Nitin Gadkari cho hay: “Chúng tôi đang cố gắng tạo ra những bức tranh 3D để sử dụng nó như một phương tiện giảm tốc độ lái xe nhằm tránh những vấn đề không cần thiết của máy bắn tốc độ”.

Bình luận về biện pháp sử dụng tranh 3D nhằm giảm tốc độ lái xe ở Ấn Độ, có 2 luồng ý kiến trái chiều. Một số cho rằng đây là sự sáng tạo độc đáo, nhiều khả năng đem lại hiệu quả. Trong khi, luồng ý kiến còn lại cho rằng, biện pháp sẽ chỉ mang lại hiệu quả ban đầu, thậm chí, nó còn phản tác dụng sau này, khi người lái xe đã trở nên “vô cảm” vì biết rằng những gì mình nhìn thấy chỉ là ảo ảnh do tranh 3D tạo ra mà thôi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.