• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ấn Độ tham vọng “điện hóa” toàn bộ xe ô tô

25/04/2016, 07:17

Dự kiến đến năm 2030, toàn bộ các phương tiện lưu thông tại Ấn Độ đều là xe điện.

 Xe điện đối phó ô nhiễm

xegiaothong_an_do_dung_xe_dien
Giới chức Ấn Độ tham vọng toàn bộ xe lưu thông trên đường vào năm 2030 là xe chạy điện để giảm ô nhiễm môi trường

Năm 2015, ô nhiễm không khí tại Ấn Độ đã vượt Trung Quốc. Từ đầu năm 2016, vì ô nhiễm không khí quá khủng khiếp, giới chức New Delhi ra lệnh cấm lưu thông tạm thời những xe chạy động cơ diesel. “Tòa án xanh” từng ban hành lệnh cấm tất cả các xe chạy xăng và diesel có tuổi thọ quá 15 năm xuất hiện trên những con phố ở Delhi. Bên cạnh đó là động thái tăng gấp đôi thuế môi sinh đối với các xe tải đi vào thủ đô và cấm bán xe diesel trong thành phố.

Kế hoạch thúc đẩy sử dụng ô tô điện của Ấn Độ một phần là do tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kế hoạch này được ấp ủ từ lâu. Năm 2012, Chính phủ đưa ra chương trình 230 tỷ rupee (4,1 tỷ USD) thúc đẩy sản xuất xe điện và hybrid trong 8 năm. Từ đó tới nay, Ấn Độ đẩy mạnh trợ cấp cho xe điện cũng như quá trình “điện hóa” các dòng xe ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch; Cung cấp tiền mặt cho các hãng xe nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất “xe xanh”; Hỗ trợ triển khai cơ sở hạ tầng các trạm sạc.

Đây là một phần trong kế hoạch đưa 6-7 triệu xe hybrid và xe điện lưu thông vào năm 2020. Chưa dừng ở đó, Ấn Độ còn tham vọng hơn khi đặt mục tiêu 100% xe sử dụng hoàn toàn năng lượng điện trong vài thập kỷ tới.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ấn Độ Piyush Goyal cho biết, ông đang làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông Nitin Gadkari về một kế hoạch nhằm đưa nước này tiên phong về xe điện. Dự án sẽ không dùng đến ngân sách của Chính phủ mặc dù Chính phủ có thể tiếp tục cung cấp những ưu đãi. Bộ trưởng cũng đề xuất không tăng giá điện mà thay vào đó là một chiến lược cung cấp điện hiệu quả hơn để đảm bảo chương trình có thể phát huy tác dụng. Đồng thời, để hỗ trợ các doanh nghiệp, chương trình FAME (Sản xuất xe điện và ứng dụng nhanh) hỗ trợ 2.000 USD (138.000 rupee) cho mỗi chiếc xe bán ra.

Hỗ trợ và mời gọi

xegiaothong_nha_san_xuat_an_do_dung_xe_dien
Nhà sản xuất Mahindra (Ấn Độ) giới thiệu mẫu xe điện mới e2o có giá gần 19.000 USD

Tuy nhiên, ngành công nghiệp xe điện và hybrid tại Ấn Độ còn mới mẻ, chi phí công nghệ mới còn quá cao và cơ sở hạ tầng hỗ trợ gần như không có, các nhà sản xuất tập trung vào những chiếc xe có lượng khí thải thấp. Dù vậy, năm 2015 nước này vẫn bán được hơn 20.000 xe, một con số đáng mơ ước. Các nhà sản xuất sẽ cho ra mắt hàng loạt xe điện mới trong 2-3 năm tới khi Chính phủ nước này đang hỗ trợ rất mạnh cho các phương tiện thân thiện môi trường.

Miễn thuế 10 năm cho xe điện

Chính phủ Đức đang có kế hoạch thúc đẩy nhu cầu đối với xe điện bằng việc miễn thuế trong vòng 10 năm cho những ai mua xe trước năm 2020; đồng thời sẽ mở rộng mạng lưới trạm sạc, theo Reuters ngày 20/4.

Đây được coi là một bước đi tiên phong của người Đức trong kế hoạch thúc đẩy xe điện vì thuế và trạm sạc là hai trở ngại lớn nhất đối với người mua. Ngoài ra, các chương trình nghiên cứu phát triển pin cho xe điện cũng được đẩy mạnh.

Công ty IHS Automotive dự đoán tới năm 2020, thị trường xe điện sẽ chiếm hơn 1/3 trong tổng sản lượng 5 triệu xe bán ra mỗi năm và đến năm 2030 thì toàn bộ ô tô lưu thông trên đường đều là xe điện. Bên cạnh những hỗ trợ từ Chính phủ, việc các hãng sản xuất xe điện không ngừng cải thiện công nghệ cũng khiến cho thị trường dòng xe này ngày càng nóng.

Các doanh nghiệp nước ngoài như Toyota hay công ty nội địa như Tata, Mahindra đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, thiết kế những loại xe “xanh”. Ngoài ra, dù chưa phải là nổi trội trong lĩnh vực sản xuất ôtô điện, nhưng Ấn Độ cũng là đối tác của các hãng sản xuất ô tô điện nổi tiếng thế giới.

Hiện, Ấn Độ đang là đối tác sản xuất pin cho Tesla Motor - hãng sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới của Mỹ, được ví như “Apple” trong ngành công nghiệp ô tô, với những chiếc xe điện không chỉ có công nghệ cao, thân thiện môi trường mà chi phí sử dụng thấp, thông minh và dễ sử dụng. Trong chuyến thăm thung lũng Silicon, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có nhã ý muốn Tesla mở cửa hàng phân phối tại Ấn Độ.

Tham vọng sạc đầy trong 5 phút

Nói đến xe điện, phải nói đến Tesla Motor. Hãng này tạo ra những mẫu xe đáp ứng mọi phân khúc, từ những chiếc sedan thể thao đắt tiền như Tesla Model S, crossover Tesla Model X và mới đây nhất là mẫu xe giá rẻ Model 3.

Xe của Tesla có thể chạy trên 300 km sau khi sạc đầy. Tesla đang có kế hoạch xây dựng các trạm sạc công suất cao trên khắp nước Mỹ, dự tính sẽ sạc đầy xe trong 30 phút và đặt tham vọng giảm thời gian sạc xuống còn 5 phút.

Với sự trợ giá của Chính phủ Mỹ, giá thành chiếc Telsa mẫu mới nhất - Model 3 có giá 35.000 USD. Ngay khi vừa ra mắt hồi đầu tháng 4, mẫu xe này nhận được hơn 276.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu, thu được khoảng 10 tỷ USD, trong khi mẫu này phải đến năm 2017 mới bán ra.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.