• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ấn Độ từ biệt ô tô giá rẻ kéo giảm tai nạn

09/03/2017, 12:27

Báo Nikkei của Nhật Bản hôm 5/3 đưa tin, Ấn Độ sẽ làm mọi cách có thể để giảm thiểu tình trạng TNGT...

15
Ách tắc giao thông thường xuyên diễn ra ở các thành phố tại hầu hết các bang của Ấn Độ

Báo Nikkei của Nhật Bản hôm 5/3 đưa tin, Ấn Độ sẽ làm mọi cách có thể để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông (TNGT) đang ngày càng gia tăng tại nước này.

Top đầu các quốc gia nhiều TNGT trên thế giới

Trong những năm gần đây, tình trạng TNGT xảy ra rất phổ biến tại nhiều TP Ấn Độ, đáng chú ý, xu hướng này không có dấu hiệu giảm mà còn gia tăng đáng kể.

Thống kê được Chính phủ Ấn Độ cho thấy, chỉ riêng năm 2013, đã có hơn 137 nghìn người chết vì các vụ TNGT đường bộ.

Tổ chức Y tế thế giới khi đó đã xếp Ấn Độ vào top đầu trong danh sách các quốc gia nhiều TNGT nhất thế giới.

Số vụ TNGT ở Ấn Độ tăng một phần xuất phát từ thực tế dân số đông (sắp vượt mốc 1,3 tỷ người). Còn nhiều nguyên nhân khác góp phần gia tăng các vụ tai nạn, trong đó phải kể tới nguyên nhân hạ tầng. Nước này gần như không có bất cứ tuyến đường riêng nào dành riêng cho xe cơ giới, xe thô sơ và người đi bộ. Tất cả đều đi chung trên một loại đường mà đa phần đều hẹp và xuống cấp.

Thứ hai, lượng xe hơi tham gia giao thông ngày càng lớn do nền kinh tế đang phát triển mạnh, số người có khả năng mua sắm xe hơi ngày càng tăng.

Thứ ba, thị trường xe hơi Ấn Độ từ lâu luôn bị các loại xe giá rẻ, chất lượng thấp thống trị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gốc rễ gây nên các vụ TNGT nghiêm trọng. Báo Nikkei cho hay, số liệu thống kê cho thấy, các vụ tai nạn xảy ra ở Ấn Độ tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh chóng của thị trường xe hơi trong nhiều năm qua.

Thứ tư, nhận thức của dân chúng Ấn Độ về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe cơ giới chưa cao.

Từ năm 2017, Ấn Độ đã thực sự nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc, đồng thời tuyên bố sẽ bắt đầu triển khai các hành động cụ thể để bảo vệ tính mạng cho những người tham gia giao thông.

Công nghiệp sản xuất ô tô cũng phải thay đổi

Chính sách của Ấn Độ cũng được xem là nhân tố tạo động lực cho các hãng sản xuất ô tô nội địa nước này thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu, quy định mới tương xứng với những tiêu chuẩn quốc tế về việc đảm bảo ATGT.

Hiện nay, nhiều hãng xe lớn trên thế giới đã có mặt tại Ấn Độ, chính vì vậy, người tiêu dùng có cơ hội sở hữu những chiếc xe hơi tốt, an toàn hơn.

Thị trường xe hơi tại Ấn Độ đang chứng kiến sự chuyển dịch từ xu hướng mua, sử dụng các loại xe giá rẻ sang xe đắt tiền vì an toàn hơn cho người sử dụng.

Cuối tháng 2 vừa qua, nhiều người dân và các nhà báo của Ấn Độ đã được mời đến tham quan trung tâm nghiên cứu “Maruti Suzuki India” của hãng chế tạo xe hơi Nhật Bản ở Ấn Độ.

Tại đây, mọi người được chứng kiến một cuộc thử nghiệm mô phỏng vụ tai nạn xe hơi trong đó chiếc xe thử nghiệm chở theo hai hình nộm (một ngồi trên ghế lái và một ngồi trên ghế phụ) đâm trực diện vào một vật cản ở tốc độ 56 km/h.

Kết quả, chiếc xe thử nghiệm bị hỏng toàn bộ phần đầu trong khi hình nộm tài xế và hành khách không hề hấn gì sau cú va chạm vì hệ thống túi khí đã được kích hoạt kịp thời.

Thậm chí, sau cú đâm mạnh, các cánh cửa vẫn hoạt động bình thường, tạo điều kiện cho công tác cứu hộ, cứu nạn diễn ra suôn sẻ bởi không thể loại trừ khả năng xuất hiện cháy, nổ sau đâm va.

Hãng chế tạo của Nhật cho biết, họ tiến hành cuộc thử nghiệm này là để người dân bản địa có thêm nhận thức về tiêu chuẩn cần và bắt buộc phải có trên những chiếc xe hơi vốn được sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Maruti Suzuki không phải là nhà sản xuất xe hơi duy nhất ở Ấn Độ đã chủ động đưa vào sản phẩm của mình các công nghệ đảm bảo an toàn cho tài xế.

Một hãng xe khác của Nhật đang có mặt ở Ấn Độ là Toyota Motor cũng đã chủ động lắp đặt các hệ thống khí phòng tai nạn trên những chiếc xe bán tại Ấn Độ dù trước đó, Ấn Độ không đòi hỏi phải có những trang bị này.

Ban hành quy định mới, đẩy mạnh giáo dục

Ấn Độ đã lên kế hoạch và dự kiến sẽ sớm ban hành những quy định mới trong đó buộc các hãng sản xuất xe nội địa và nước ngoài đang hoạt động ở nước này phải sản xuất và bán ra những chiếc xe hơi đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được chuẩn mực an toàn quốc tế.

Chính phủ Ấn Độ cũng khuyến khích các tập đoàn chế tạo xe hơi tiếp tục thực hiện các cuộc thử nghiệm mô phỏng tai nạn ô tô, cung cấp cho người tiêu dùng thông tin được kết luận từ các công trình thử nghiệm để từ đó cộng đồng người sử dụng xe hơi ở Ấn Độ có thêm kiến thức hoặc thôi thúc họ điều chỉnh các thói quen, hành vi khi mua, sử dụng ô tô.

Dự kiến, tháng 10/ 2018, Ấn Độ sẽ chính thức ra quy định, yêu cầu tất cả các mẫu xe hơi phải được chứng minh an toàn với người lái và ngồi ở ghế phụ phía trên trong các vụ va chạm có giới hạn.

Theo các quan chức ngành giao thông Ấn Độ, tất cả các quy định, tiêu chuẩn mới dự kiến triển khai từ cuối năm 2018 sẽ được áp dụng cho tất cả các phương tiện giao thông, trong đó đặc biệt tập trung vào xe hơi.

Chính quyền Ấn Độ cho hay, họ sẽ thực thi các chính sách, chủ trương mới nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn ATGT quốc tế vốn đã được các nước ở châu Âu, Mỹ áp dụng.

Ngoài việc ban hành các quy định, tiến hành cải thiện cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông, Ấn Độ sẽ tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về ATGT cho những người điều khiển phương tiện cơ giới nói riêng và cộng đồng dân cư ở nước này nói chung.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.