• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bài 4: Có cần hàng rào kỹ thuật đối với ô tô nhập khẩu?

01/03/2017, 10:08

Dù nhiều ý kiến khác nhau nhưng các chuyên gia đều cho rằng, cần có hàng rào kỹ thuật đối với ôtô nhập khẩu.

thaco_truong_hai
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Đến nay chỉ có Trường Hải làm được dòng xe buýt, xe tải chứ còn nói nội địa hóa ô tô con ở Việt Nam thì nên cho vào dĩ vãng"

Hàng rào kỹ thuật là cần thiết

Trao đổi với Xe Giao thông, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, để tiếp tục duy trì và phát triển công nghiệp ô tô, Chính phủ cần có một số động thái cần thiết để bảo vệ thị trường cũng như bảo vệ người dân bằng việc là lập ra hàng rào kỹ thuật đối với ô tô nhập khẩu.

Thứ hai, cần điều chỉnh chính sách nhập khẩu, không thể nhập bừa bãi được. “Sau này tôi nghĩ sẽ có một Nghị định liên quan đến vấn đề về thuế nhập khẩu và thuế VAT. Các loại thuế này được đánh theo mức độ dung tích cũng như mức độ phát thải môi trường của từng loại xe.

Đặc biệt, nên điều chỉnh công nghiệp ô tô theo hướng, bỏ hẳn lắp ráp hoặc tăng thêm sản xuất phụ trợ để phục vụ cho chuỗi lắp ráp cả trong nước và nước ngoài. Nếu thuần túy nhập khẩu lắp ráp của nước ngoài như hiện nay sẽ chỉ có lợi cho một số ông lớn trong ngành còn thực tế, người dùng cũng như nên kinh tế nói chung đều không có lợi.

Khá thất vọng với sự thất bại của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan than thở: “Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước đã được ưu đãi bao nhiêu năm nay nhưng có nội địa hóa được đâu. Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam thất bại hoàn toàn, không nên lưu giữ. Chỉ có Trường Hải làm được dòng xe buýt, xe tải chứ còn nói nội địa hóa ô tô con ở Việt Nam thì nên cho vào dĩ vãng”.

“Thị trường ô tô trong nước bảo hộ bao nhiêu năm nay rồi thế nhưng giá vẫn cao. Nhà sản xuất trong nước thực chất chỉ là nhà lắp ráp, coi như chúng ta bán xe hộ cho các doanh nghiệp nước ngoài . Đất nước è cổ ra bảo hộ, người dân è cổ ra chịu giá cao. Tôi nghĩ không nên bảo hộ nữa. Con không chịu lớn thì thôi chứ. Có chăng chỉ đặt ra hàng rào về chất lượng xe, ngăn chặn những chiếc xe gây ô nhiễm tại Việt Nam cũng như đưa ra quy chuẩn xăng dầu. Tiêu chuẩn EURO 4 phải áp dụng chung tại Việt Nam, không chừa ai cả, không nên gia hạn cho ai cả”, bà Lan cho biết quan điểm.

Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, đầu tiên Nhà nước cần xem lại vấn đề thuế và phí đối với ô tô. Tiếp theo phải xem lại hạ tầng cơ sở và cuối cùng là có chính sách khuyến khích cho các nhà sản xuất tăng dung lượng tiêu thụ, trong đó chú ý công nghiệp phụ trợ. Thế nhưng phải có những biện pháp cụ thể cho ngành ô tô vì bất cứ ngành nào cũng cần có công nghiệp phụ trợ.

Không hạn chế xe cá nhân, phương tiện đi vào đâu?

Ở góc độ nghiên cứu chiến lược giao thông, ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược GTVT (Bộ GTVT) cũng cho rằng, với hạ tầng giao thông như hiện nay nếu vẫn giữ mức thuế 0% như lộ trình AFTA  (có hiệu lực từ năm 2018) mà không có hàng rào kỹ thuật thì sẽ rất khó đảm bảo về mặt hạ tầng cho phương tiện di chuyển. Vì vậy ngoài các loại thuế phí sau thuế nhập khẩu thì cần có các loại thuế phí khác không chịu tác động của các cam kết hội nhập quốc tế như: thuế tiêu thị đặc biệt, VAT, thuế môi trường, các loại phí giao thông khác…  cũng cần xác định, tính toán lại. Đặc biệt, đối với các đô thị, cần xây dựng các hàng rào về phí lưu thông, trông gửi phương tiện để hạn chế xe cá nhân.

“Tôi nghĩ với những mức phí và hàng rào kỹ thuật như vậy, giá xe sẽ không thấp hơn so với trước khi mức thuế nhập khẩu về 0% trong năm tới”, ông Mười nhận định.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 2014 đến nay, số lượng ô tô sản xuất trong nước đã có mức tăng trưởng cao trung bình 30%/năm. Tuy nhiên, điểm yếu của ngành ô tô trong nước là giá thành còn cao, khả năng cạnh tranh hạn chế, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỷ lệ nội địa hóa thấp.

Bộ Công thươg nhìn nhận, xe trong nước phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra; chất lượng dù đã được cải thiện nhưng chưa bằng xe ô tô nhập khẩu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.