• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Bán tải tăng giá, những thương hiệu nào bị ảnh hưởng nhất?

14/06/2017, 11:27

Tại thị trường Việt Nam, Ford là thương hiệu được biết đến với việc chiếm lĩnh thị phần xe bán tải nhiều nhất.

xehay-UAZ-Pickup-2610201633

Bán tải tăng giá, những thương hiệu nào ảnh hưởng nặng nề nhất?

Thông tin sẽ đánh thuế đối với xe bán tải (pickup) nhập khẩu theo đề xuất của Bộ Công thương khiến rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xe hoang mang. Nếu đề xuất này được Chính phủ và Quốc hội thông qua, chắc chắn giá xe bán tải sẽ tăng mạnh, ngang với các loại xe du lịch 9 chỗ ngồi khác. Cụ thể, nếu tăng giá, các mẫu xe bán tải tại Việt Nam hiện nay sẽ có giá bán cao hơn khoảng 30% so với hiện tại. Điều này khiến những mẫu xe bán tải bị đội giá rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh dòng xe này tại Việt Nam.

Ford là hãng xe chiếm thị phần xe bán tải nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay với mẫu xe chủ lực Ford Ranger. Theo báo cáo doanh số từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2016, Ford Ranger bán được 14.058 chiếc tại thị trường Việt Nam. Tính ra, trung bình 1 tháng, có tới gần 1.200 chiếc bán tải Ranger đến tay khách hàng Việt trong năm 2016. Bước sang năm 2017, kể từ đầu năm đến hết tháng 5/2017, Ford Ranger đã bán được 5.647 chiếc. Đáng chú ý, Ford Ranger luôn có mặt trong danh sách những mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam liên tiếp trong nhiều tháng, chứng tỏ sức hút của mẫu bán tải này. Như vậy, nếu bán tải tăng giá theo đề xuất từ Bộ Công thương, Ford có thể sẽ là hãng xe bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ảnh hưởng tới doanh số dòng xe ăn khách bậc nhất này.

2016rangerheritage-photo-tour-small-0555

Ford có thể sẽ là thương hiệu bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu đề xuất tăng thuế, phí đối với xe bán tải được thông qua

Tiếp sau Ford, thương hiệu chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 2 không thể không nhắc tới cái tên UAZ, với mẫu xe bán tải Pickup. Ngay sau khi công bố giá bán 566 triệu đồng, không ít người đã tỏ ra kém mặn mà với dòng xe Nga này và đến thời điểm hiện tại, UAZ vẫn đang loay hoay tìm kiếm khách hàng. Nếu đề xuất của Bộ Công thương được thông qua, khó khăn sẽ lại nối tiếp khó khăn đối với UAZ, khi giá của chiếc bán tải này sẽ bị đội thêm vài chục phần trăm, khiến UAZ khó có đất sống tại Việt Nam.

Cuối cùng, các thương hiệu chịu ảnh hưởng nhưng không nhiều như Ford và UAZ có thể kể đến như Mazda với BT-50, Mitsubishi với Triton, Toyota với Hilux và Chevrolet với Colorado.

Một nhân viên đại lý Toyota cho biết, nếu đề xuất tăng thuế, phí đối với xe bán tải của Bộ Công thương được thông qua, có lẽ hãng xe này cũng không ảnh hưởng mấy bởi từ trước đến nay, Hilux vẫn được coi là dòng xe khá ế ẩm của Toyota.

Còn đối với Mazda BT-50, có lẽ Trường Hải (Thaco) đã có chiến lược riêng cho mình. Cách đây ít lâu, trong cuộc tọa đàm về công nghiệp ô tô ở Bộ Công Thương, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty ô tô Trường Hải đã nêu rõ quan điểm, xe bán tải nhập về Việt Nam được ưu đãi nhiều về thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ trong khi được sử dụng như xe con. Ông Trần Bá Dương cho rằng như vậy tạo ra sự chênh lệch rất lớn giữa xe bán tải với xe con. Vì thế, ông Dương đề nghị cần rà soát lại chính sách với dòng xe này.

 

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.